DNF là một trong những thuật ngữ chạy bộ mà ít vận động viên nào biết đến, cũng như sự nghiệm trọng mà nó mang lại. Trong bài viết này, Irace sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm dnf, làm sao để vượt qua và cách hạn chế bị dnf khi chạy nhé.
DNF là gì?
DNF viết tắt của “Did Not Finish”, đề cập đến tình huống một vận động viên không hoàn thành được cuộc thi, dù là trong môn chạy bộ, đạp xe hay đi bộ.
Thuật ngữ này bao hàm các tình huống như chấn thương, ngất xỉu hoặc thậm chí lạc đường dẫn đến việc không kết thúc được cuộc đua trong khoảng thời gian dự kiến. Ngoài ra, một số thuật ngữ khác bạn cần biết bao gồm:
- DNS (Did Not Start) dùng để mô tả trường hợp một người đã đăng ký nhưng sau cùng không tham gia cuộc đua.
- BIB (Biberon) là số báo danh được gán cho mỗi vận động viên giúp nhận diện và theo dõi họ trong suốt cuộc thi.
- COT (Cut Off Time) chỉ khoảng thời gian tính từ lúc vận động viên bắt đầu cuộc đua nhằm định ra thời điểm cuối cùng mà các vận động viên cần hoàn thành mục tiêu của mình.
> Tham khảo thêm: Giáo trình chạy bộ 5K trong 6 tuần cho người mới
Tại sao DNF tốt hơn DNS?
Dù DNF có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau từ chấn thương, mệt mỏi đến các vấn đề sức khỏe khác thì nó vẫn là biểu hiện của sự nỗ lực và cam kết. Mỗi khi một vận động viên không hoàn thành được cuộc đua marathon, thể hiện rằng bạn đã dũng cảm đối mặt với thách thức bất chấp kết quả cuối cùng.
Ngược lại, DNS hay “Did Not Start” đại diện cho việc lựa chọn không tham gia, không đối diện với thách thức. Trong khi mỗi cá nhân có quyền lựa chọn của riêng mình, nhưng không thử sức mình, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội để học hỏi và trải nghiệm sự thỏa mãn từ việc vượt qua khó khăn.
Vì vậy, dù DNF mang lại cảm giác không dễ chịu nhưng nó vẫn quý giá hơn nhiều so với việc không tham gia (DNS). Nó không chỉ giúp bạn hiểu rõ về bản thân mà còn mở ra con đường cho sự cải thiện và phát triển cá nhân liên tục.
> Tham khảo ngay: Tổng hợp các cách phục hồi sau khi chạy của các chuyên gia marathon
Vì sao bị DNF khi chạy Marathon? Cách xử lý
DNF, không hoàn thành là ba chữ cái mà mọi người chạy đều muốn tránh. Dưới đây là cách bạn có thể vượt qua những thách thức sức khỏe và thời tiết để giảm thiểu rủi ro DNF trong quá trình chạy Marathon.
Bị chấn thương
Chấn thương trong quá trình chạy marathon là một trở ngại lớn cản trở bạn hoàn thành cuộc đua và có thể gây hậu quả lâu dài cho sức khỏe. Hãy thông báo ngay lập tức cho ban tổ chức và các phương tiện cần thiết để hỗ trợ bạn kịp thời.
Đối với tình huống chấn thương như căng cơ bạn có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh làm giảm sưng và viêm, trong khi chườm nóng có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Quan trọng nhất là phải lắng nghe cơ thể của bạn và không vội vàng quay trở lại mức độ hoạt động trước khi hoàn toàn phục hồi.
> Xem thêm: Tổng hợp các cách phục hồi sau khi chạy của các chuyên gia marathon
Đau gân gót chân
Sử dụng biện pháp chườm lạnh trên khu vực bị đau có thể giúp giảm viêm và giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, thực hiện các bài tập co giãn nhẹ nhàng cho bắp chân sẽ hỗ trợ quá trình lưu thông máu và thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng.
> Xem thêm: 12 cách phòng tránh chấn thương thường gặp khi vận động
Căng cơ chân
Một trong những chấn thương phổ biến nhất đối với những người chạy bộ, việc áp dụng phương pháp R.I.C.E (Nghỉ ngơi, Chườm lạnh, Băng ép, và Nâng cao) là phương pháp bạn có thể tham khảo:
- Rest (Nghỉ ngơi): nghỉ ngơi đầy đủ, tránh những hoạt động nặng nề hoặc vận động mạnh.
- Ice (Chườm lạnh): chườm đá lên khu vực bị căng cơ trong khoảng 20 phút mỗi lần và nhiều lần trong ngày, giúp giảm viêm và giảm đau hiệu quả.
- Compression (Băng bó): sử dụng băng ép chuyên dụng để băng bó quanh khu vực bị chấn thương. Điều này giúp giảm sưng và hỗ trợ vùng bị tổn thương.
- Elevation (Nâng cao): nâng cao chân bị chấn thương cao hơn trái tim để giảm sưng và thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn.
> Xem thêm: 9 chấn thương nghiêm trọng khi chạy bộ bạn cần lưu ý
Đau cân gan chân
Tình trạng đau cân gan bàn chân thường xảy ra do áp lực quá mức lên bàn chân. Bạn cũng thực hiện phương pháp R.I.C.E như trên kết hợp với việc vận động nhẹ để giảm thiểu cảm giác đau như duỗi và co ngón chân, xoay mắt cá chân có thể giúp tăng cường lưu thông máu và linh hoạt cho bàn chân.
Trật mắt cá chân
Trật mắt cá chân là tình trang chạy bộ do mất kiểm soát tư thế qua các dấu hiệu như sưng, thâm tím, và đau nhức khi chạm vào. Đây là các bước bạn có thể thực hiện để giảm thiểu tác động của chấn thương và hỗ trợ quá trình hồi phục:
- Hạn chế đi lại nhiều lần giúp giảm áp lực lên mắt cá chân bị trật.
- Sử dụng bọc đá lạnh hoặc gel lạnh chườm lên vùng chấn thương 20 phút vài lần mỗi ngày.
- Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau đớn kéo dài hoặc có dấu hiệu của tổn thương nghiêm trọng.
- Bảo vệ mắt cá chân bằng cách dùng băng cố định hoặc giày chống trật giúp hạn chế nguy cơ tái phát lại.
> Đọc thêm: Tổng quan về chấn thương thường gặp trong thể thao
Vết phồng, mụn nước
Vết phồng và mụn nước trên da là tình trạng thường gặp khi có ma sát mạnh giữa da và giày. Từ đó, bạn sẽ bắt gặp tình trạng đau rát và có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng nếu không được xử lý đúng cách.
Việc đầu tiên bạn cần làm là dừng mọi hoạt động gây áp lực lên vùng bị tổn thương. Ngoài ra lựa chọn đôi giày vừa vặn và không quá chật để hạn chế áp lực và ma sát lên da. Nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng tấy, hoặc có mủ, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Chấn thương do thời tiết
Say nắng hay sốc nhiệt là một loại chấn thương gặp khi chạy bộ dưới thời tiết nóng bức. Để tránh khỏi những tác động tiêu cực của thời tiết, bạn cần chọn quần áo chạy bộ thông thoáng có khả năng chống tia UV. Đồng thời, kết hợp sử dựng kem chống nắng và uống đủ nước trước, trong và sau khi chạy để tránh mất nước và cân bằng nhiệt độ cơ thể.
> Xem thêm: 13 thực phẩm phục hồi cơ bắp và chấn thương
Cách tránh DNF trong chạy Marathon
Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức bền và hạn chế các vấn đề như đau bụng, mệt mỏi hay thiếu hụt năng lượng trong các buổi chạy Marathon.
Khoai lang là lựa chọn hàng đầu bởi nó chứa lượng carbohydrate cao chứa nhiều beta-carotene và kali thúc đẩy quá trình phục hồi sau khi tập luyện. Đặc biệt là bổ sung protein và các vitamin cần thiết như:
- Trứng cung cấp lượng vitamin K lớn giúp xương bạn chắc khỏe.
- Cá hồi và yogurt không chỉ cung cấp protein chất lượng cao mà còn giúp bổ sung các loại acid béo omega-3 tốt cho tim mạch.
- Chuối và thịt bò nạc là nguồn năng lượng tuyệt vời hỗ trợ quá trình hồi phục năng lượng và phát triển cơ bắp.
Ngoài ra, việc tiêu thụ ít thức ăn vào buổi tối giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ từ đó mang lại cho bạn tinh thần thoải mái và đầy năng lượng cho các buổi chạy bộ tiếp theo.
Để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, đôi khi bạn cần bổ sung thêm các viên bù muối, bù khoáng và bột dinh dưỡng nhất là khi bạn tập luyện trong thời tiết nóng bức hoặc khi cơ thể bạn mất nhiều mồ hôi.
> Đọc thêm: 5 Mẹo Đơn Giản Để Trở Lại Đường Chạy Sau Chấn Thương
Tập luyện đúng cách
Duy trì chạy bộ 5km mỗi ngày giúp cơ thể bạn từng bước thích ứng và nâng cao khả năng chịu đựng qua thời gian. Điều này không những thúc đẩy bạn vượt qua những giới hạn cá nhân mà còn giúp tăng cường sức khỏe một cách bền vững.
Điều cốt yếu là phải kiểm soát tốc độ chạy sao cho phù hợp với sức khỏe của mình và đảm bảo bổ sung đủ lượng nước cần thiết sau mỗi lần luyện tập nhằm duy trì tinh thần lạc quan, sự bình tĩnh và lòng kiên định trong suốt quá trình rèn luyện.
Tránh mắc phải sai lầm là đặt mục tiêu quá cao bởi điều này chỉ khiến bạn chịu áp lực và dẫn đến cảm giác mệt mỏi trong các buổi chạy tiếp theo.
Ngoài ra, việc sử dụng máy chạy bộ giúp bạn duy trì được lịch trình luyện tập ổn định ngay cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi hoặc khi thời gian hạn chế.
> Đọc thêm: Cách phòng tránh chấn thương trong chạy bộ Runner cần biết
Chiến thuật tập luyện hợp lý
Khởi đầu bằng cách giữ tốc độ chạy ở mức chậm giúp cơ thể bạn dần dần nóng lên, từ đó duy trì được năng lượng cho quãng đường dài phía trước. Việc này giúp giảm tiêu hao năng lượng và duy trì lượng nước trong cơ thể tốt hơn.
Một nguyên tắc cơ bản trong chạy bộ là tăng tốc độ dần dần đến những kilomet cuối cùng của quãng đường. Để đạt được tốc độ tối đa, những kilomet đầu tiên của bạn cần phải thật sự hiệu quả và luôn tập trung kiểm soát hơi thở.
> Xem thêm: Đau đầu gối khi chạy bộ và biện pháp xử lý
Vậy thuật ngữ “DNF” là gì? và nó ảnh hưởng nghiêm trọng ra sao trong quá trình chạy đã được Irace giải đáp chi tiết ở bài viết trên. Hy vọng thông tin đã hữu dụng cho bạn và hẹn gặp lại trong những chủ đề về Chạy Bộ tiếp theo.