Trang chủChạy bộChấn thương chạy bộ: Đau đầu gối khi chạy bộ và biện...

Chấn thương chạy bộ: Đau đầu gối khi chạy bộ và biện pháp xử lý

chan thuong chay bo: dau dau goi khi chay bo

Đau đầu gối khi chạy bộ có thể là dấu hiệu của các tổn thương như hội chứng dải chậu chày, viêm gân gối, chấn thương đầu gối… Chúng không chỉ khiến bạn đau đớn mà còn có thể gây ra các biến chứng khác. Vậy cần phải làm gì để xử lý và phòng ngừa? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được các vấn đề này.

I/ Đau đầu gối khi chạy bộ và những tổn thương thường gặp

Chạy bộ là một môn vận động được nhiều người lựa chọn để tăng cường sức khỏe cho bản thân. Bởi chúng ta đều biết rằng nếu được thực hiện đúng cách, nó sẽ mang đến nhiều lợi ích đối với cơ thể. Tuy nhiên, cũng như các môn thể thao khác, chạy bộ không đúng cách có thể khiến bệnh nhân gặp rủi ro. Trong đó đau đầu gối khi chạy bộ là một tình trạng thường gặp. Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng các cơn đau này chỉ xảy ra tạm thời, ít khi gây hậu nghiêm trọng. Tuy nhiên, đau đầu gối khi chạy bộ có thể là dấu hiệu của những thương tổn nặng ở vùng đầu gối. Cụ thể:

Viêm gân đầu gối

chan thuong chay bo dau dau goi khi chay bo - Chấn thương chạy bộ: Đau đầu gối khi chạy bộ và biện pháp xử lý

Nếu chạy bộ sai cách, bệnh nhân có thể bị viêm gân đầu gối. Loại gân dễ bị viêm ở đầu gối chính là gân bánh chè. Khi gặp phải vấn đề này, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vị trí trước gối nơi bị viêm. Nếu để càng lâu, các triệu chứng này sẽ càng nặng lên. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc đau có tính chất chu kỳ. Nếu đau theo chu kỳ, bệnh nhân sẽ thấy cơn đau đi từ dạng liên tục đến đau mạnh, sau đó giảm dần rồi lại tăng lên.

Mặc dù viêm gân đầu gối gây đau cho người bệnh, nhất là khi di chuyển. Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến khích bệnh nhân nghỉ ngơi hoàn toàn. Bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị teo cơ, kéo dài thời gian phục hồi chức năng của bệnh nhân. Việc nghỉ ngơi chỉ nên thực hiện trong khi hoạt động quá sức khiến đầu gối bị đau. Bệnh nhân cũng nên dùng nạng để đi. Điều này sẽ hạn chế được áp lực cho gân ở đầu gối. Đôi khi phải sử dụng cả nẹp gối có khớp vận động để có thể cố định gối cho người bệnh.

Xem thêm: Đau gót chân sau khi chạy: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Hội chứng dải chậu chày gây đau gối khi chạy bộ

Nếu bị đau đầu gối khi chạy bộ, có thể bạn đã bị hội chứng dải chậu chày. Khi tập luyện bất cứ bài tập nào cũng có thể mắc phải hội chứng dải chậu chày, tuy nhiên những người chạy bộ là các đối tượng dễ bị nhất. Nó xảy ra khi người bệnh tập luyện quá sức khiến cho dây chằng bị bó chặt, gây viêm. Nguyên nhân gây nên tình trạng này được cho là do vận động quá nhiều hoặc vận động sai cách, khiến cho dây chằng trật khỏi vị trí ban đầu. Điều này làm cho chúng cọ xát vào các khu vực xung quanh và gây đau. Các cơ quan này bị viêm cũng kéo theo lượng máu được chuyển đến để nuôi cơ bị giảm sút. Vì thế, khi khớp gối chuyển động sẽ gây ra cảm giác nhức nhối, đau đớn.

Chấn thương đầu gối

chan thuong chay bo: dau dau goi khi chay bo

Chấn thương đầu gối hay “Runner’s knee” là một dạng tổn thương phổ biến ở những người chạy bộ đường dài. Giải thích cho tình trạng này, các chuyên gia cho hay: Cơ tứ đầu có chức năng giữ cho xương bánh chè luôn ở đúng vị trí của nó. Khi chúng ta chạy, xương bánh chè có thể liên tục chuyển động nhưng chúng sẽ không bị chạm vào xương đùi. Trường hợp chạy sai tư thế hoặc cơ tứ bị suy yếu khiến cho xương bánh chè chuyển động không bình thường.

Chúng có thể di chuyển từ trái sang phải, chèn ép lên đầu gối, tăng ma sát khiến người bệnh khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài, xương bánh chè sẽ cọ xát vào xương đùi, gây ảnh hưởng đến sụn khớp gối. Sự cọ xát giữa xương đùi và xương bánh chè sẽ làm cho sụn khớp gối ngày càng bị bào mòn. Sau cùng, xương bánh chè không thể gập lại được một cách bình thường. Điều này gây nên cảm giác đau nhói ở xung quanh hoặc phần dưới của xương bánh chè cho người bệnh. Nếu gập khớp gối, chạy khi xuống dốc, ngồi xổm, ngồi gập gối hoặc đi bộ xuống cầu thang, cơn đau sẽ xuất hiện rõ rệt.

Đau đầu gối khi chạy bộ có thể là dấu hiệu tổn thương dây chằng

Ở đầu gối, dây chằng trước (ACL) và dây chằng sau (PCL) chính là 2 dây chằng dễ bị tổn thương nhất. Đôi khi tổn thương dây chằng còn được gọi với cái tên khác là bong gân. Dây chằng trước dễ bị kéo căng hoặc bị đứt do cử động đột ngột, cần phải chạy những sải dài để vượt qua chướng ngại vật hoặc dừng đột ngột giữa những sải chân. Còn với dây chằng sau, chúng thường bị tổn thương do tác động trực tiếp.

Các tổn thương ở dây chằng thường được xử lý bằng cách chườm đá ngay sau khi bị thương. Cách này sẽ giúp tiêu sưng, giảm viêm. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định tập các bài tập thể dục tăng cường cơ bắp, nẹp. Với các thương tổn nặng hơn, bác sĩ sẽ tiến hành để phẫu thuật để điều trị cho bệnh nhân.

Xem thêm: 9 chấn thương nghiêm trọng khi chạy bộ bạn cần lưu ý

II/ Biện pháp xử lý và phòng ngừa chứng đau đầu gối khi chạy bộ

dau goi khi chay bo

Nếu bị đau đầu gối sau khi chạy bộ, việc quan trọng cần làm là phải có thời gian nghỉ ngơi, thay đổi vận động để tạo điều kiện cho bệnh mau hồi phục. Nếu bị đau, hãy thực hiện các biện pháp điều trị như đắp nước đá giúp giảm sưng, viêm; dùng nẹp để giảm áp lực cho đầu gối. Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng đến các loại thuốc giảm đau như thuốc kháng viêm không steroid. Để khớp gối mau chóng phục hồi được chức năng, tập các bài tập vật lý trị liệu thật sự rất có ích. Tuy một vài trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để cắt màng gân, nhưng điều này hiếm khi xảy ra.

Đau đầu gối khi chạy bộ sẽ gây nhiều đau đớn và phiền toái cho bệnh nhân. Việc điều trị cũng không phải dễ dàng. Do đó, cách tốt nhất là áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh gặp phải tình trạng này. Dưới đây là một vài điều cần chú ý khi chạy bộ:

  • Nếu là người mới bắt đầu chạy bộ, nên bắt đầu với cường độ và thời gian thấp. Sau đó mới tăng khoảng cách và thời gian một cách từ từ. Điều này sẽ giúp cơ thể và các cơ thích nghi dần dần với sự thay đổi.
  • Hãy chọn cho bản thân những đôi giày phù hợp để chạy bộ. Sau khi đã sử dụng đôi giày đó để chạy với khoảng cách 550 – 800km, nên thay đôi giày mới.
  • Không nên chạy trên những con đường có bề mặt cứng như bê tông, nhựa.
  • Bổ sung nhiều nước, các vitamin và những chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Điều này không chỉ tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho bản thân mà còn làm cho các cơ dẻo dai hơn.
  • Nên khởi động nhẹ nhàng trước khi chạy bộ.
8.1Ultimate Nutrition Vitamin C Plus
Ultimate Nutrition Vitamin C Plus 60 Viên
390,000vnđ
9.1Blackmores Men’s Performance Multi Vitamin 50 Viên
Blackmores Men’s Performance Multi Vitamin 50 Viên
572,000vnđ
8.9Blackmore Women's Vitality Multi
Vitamin Hammer Nutrition Premium Insurance Caps
690,000vnđ
8.5Pharmekal One Daily
Pharmekal One Daily 60 Viên
280,000vnđ

Tham khảo bài viết 6 Quy Tắc Hạn Chế Chấn Thương Trong Chạy Bộ để tự trang bị thêm kiến thức cho mình phòng chống các chấn thương không đáng có

Trên đây là những thông tin cần biết về chứng đau đầu gối sau khi chạy bộ và một số biện pháp phòng ngừa chấn thương chạy bộ. Nắm rõ các thông tin trên đây sẽ giúp bệnh nhân biết cách điều trị và chủ động đưa ra được các biện pháp phòng bệnh cho bản thân mình.

Theo: ThuocDanToc

MEGASALE - Giảm Giá Liên Hoàn Cùng Marathon Di Sản

Có thể bạn thích

iFitness.vn
Từ ngày 21/03/2024 tên miền https://irace.vn/races sẽ được đổi thành https://app.irace.vn/ kèm theo thay đổi về giao diện
This is default text for notification bar