Trang chủChạy bộTổng quan về chấn thương thường gặp trong thể thao

Tổng quan về chấn thương thường gặp trong thể thao

Giảm giá Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long 2024

tong quan chan thuong the thao

Chấn thương thể thao thường xảy ra trong khi hoặc sau khi tập. Cả trẻ em và người lớn , vận động viên hay newbie đều có nguy cơ gặp phải chấn thương.

Bạn sẽ có nguy cơ chấn thương nếu:

  • Không vận động nhiều
  • Không khởi động kỹ trước khi tập 
  • Chơi các môn thể thao phải va chạm hoặc ngã nhiều (các môn võ thuật, bóng đá, bóng rổ,…)

Sau đây là những thông tin về những chấn thương mà bạn có thể gặp phải khi tập thể thao.

Các loại chấn thương

chan thuong chay bo

Những chấn thương khác nhau sẽ có triệu chứng và biến chứng khác nhau. Những chấn thương thường thấy bao gồm:

  • Bong gân. Các dây chằng bị kéo giãn quá mức hay bị rách sẽ gây bong gân. Dây chằng là mô liên kết 2 đầu xương tại một khớp.
  • Căng cơ. Các cơ hoặc gân bị kéo hoặc bị rách sẽ dẫn đến căng cơ. Gân dày, cấu tạo bởi các mô sợi, liên kết xương và cơ. Căng cơ thường bị lầm tưởng là bong gân. 
  • Chấn thương đầu gối. Bất cứ chấn thương nào ảnh hưởng đến đầu gối đều có thể được phân loại là chấn thương thể thao. Chấn thương xảy ra nếu cơ hay mô ở đầu gối căng quá mức hoặc bị rách. 
  • Cơ bắp bị sưng. Việc sưng tấy khi chấn thương là bình thường. Cơ bị sưng có thể gây đau và làm suy yếu. 
  • Đứt gân Achilles. Gân Achilles là gân mỏng, khỏe nằm phía sau mắt cá chân. Trong khi tập thể thao, bó gân này có thể bị rách hoặc đứt. Cảm giác khi bị đứt gân này là đau dữ dội đột ngột và đi lại khó khăn.
  • Rạn xương
  • Trật khớp. Chấn thương thể thao có thể gây trật xương. Khi đó, xương sẽ trật khỏi hốc, gây đau, sưng và yếu chi. 
  • Chấn thương gân cơ chóp xoay: Bốn nhóm cơ kết hợp tạo thành cơ chóp xoay. Cơ này giúp vai bạn có thể di chuyển theo mọi hướng. Bất cứ vết rách nào ở cơ chóp xoay đều có thể khiến nó yếu đi. 
Sản phẩm khuyên dùng
Starbalm Cold Spray 150ml
Chai Xịt Lạnh Starbalm Cold Spray 150ml
Chai Xịt lạnh Starbalm Cold Spray được sử dụng trực tiếp sau những va chạm đau đớn trong thể thao giúp giảm sưng ngay tức thì. Sản phẩm rất dễ sử dụng và phù hợp để mang theo bên mình bất cứ lúc nào.

Điều trị chấn thương thể thao

chan thuong chay bo bong gan

Phương pháp RICE (Rest, Ice, Compression, Elevation) thường được dùng để điều trị chấn thương thể thao. 

Phương pháp này sẽ có hiệu quả đối với những chấn thương thể thao nhẹ. Để có kết quả tốt nhất, RICE nên được thực hiện trong vòng 24-36 sau khi chấn thương. Nó có thể giảm sưng, giảm đau và bầm trong những ngày đầu. 

Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau và sưng tấy, thường có bán ở các tiệm thuốc.

Nếu chấn thương nặng, bạn nên đi khám chuyên khoa để có thể được điều trị đúng cách. Hãy đi khám khi phát hiện những dấu hiệu sau:

  • Đau và sưng nhiều
  • Có thể nhìn thấy chỗ chấn thương bị sưng, biến dạng bằng mắt thường
  • Khi vận động khớp, bạn nghe thấy tiếng lụp cụp
  • Cảm thấy yếu hoặc vận động hạn chế khi bạn dồn sức nặng cơ thể lên khớp
  • Không ổn định

Ngoài những triệu chứng trên, bạn cũng nên đi khám nếu có những triệu chứng sau:

  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Sốt

Những chấn thương thể thao nặng sẽ cần can thiệp bằng phẫu thuật và điều trị vật lý trị liệu. Nếu chấn thương không lành trong vòng 2 tuần, hãy đi khám để có thể được điều trị. 

Phòng ngừa chấn thương

rui ro khi tap luyen ultramarathon

Cách tốt nhất để phòng tránh chấn thương là khởi động kỹ trước khi tập. Cơ bắp khi chưa được làm nóng sẽ dễ bị kéo căng và bị rách. Cơ bắp được làm nóng sẽ linh hoạt hơn. Khi đó những động tác di chuyển nhanh, gập, nhấp, nhảy khi thực hiện sẽ không gây chấn thương. 

Bạn cũng nên thực hiện những chỉ dẫn sau để tránh chấn thương:

1/ Tập đúng kỹ thuật 

Hãy chú ý học cách tập đúng kỹ thuật khi tập bất cứ môn thể thao nào. Các loại hình tập khác nhau sẽ yêu cầu bạn phải có tư thế khác nhau. Ví dụ như trong một số môn thể thao, gập chân đúng lúc có thể giúp bạn tránh được chấn thương ở cột sống hoặc hông.

2/ Chuẩn bị thiết bị tập phù hợp

Mang giày phù hợp. Hãy chắc rằng bạn bảo vệ mình đúng cách. Những đôi giày không vừa chân hoặc thiết bị không phù hợp có thể tăng nguy cơ chấn thương cho bạn.

3/ Đừng tập quá sức

Nếu chấn thương, hãy đảm bảo rằng bạn đã hoàn toàn bình phục trước khi có thể tập lại. Đừng cố chịu đau để tập.

Khi trở lại sau chấn thương, bạn nên tập chậm và tăng dần cường độ chứ không nên tập như trước khi chấn thương.

4/ Hạ nhiệt 

Hãy nhớ hạ nhiệt sau khi tập luyện. Những động tác tập khi hạ nhiệt sẽ bao gồm các động tác co giãn cơ tương tự như khi khởi động.

5/ Tập lại thật chậm

Đừng để bản thân nghỉ ngơi quá lâu vì nó cũng có thể gây trở ngại cho việc phục hồi của bạn. Sau thời gian 48 giờ áp dụng RICE, bạn có thể dùng nhiệt để thư giãn những cơ bắp bị đơ cứng. Bạn nên tập lại chậm sau chấn thương đối với bất cứ môn thể thao nào.

Số liệu liên quan đến chấn thương thể thao 

dau goi chay bo

Chấn thương thể thao thường xảy ra ở trẻ em và thanh niên. Stanford Children’s Health (tạm dịch Tổ chức sức khỏe trẻ em Stanford) cho biết 3.5 triệu trẻ em và thanh thiếu niên gặp phải chấn thương khi tập luyện mỗi năm. Một phần ba số trẻ em bị chấn thương là do thể thao.

Thông thường, trẻ sẽ bị bong gân hoặc căng cơ. Đối với những môn thể thao có va chạm, như bóng đá hay bóng rổ, chấn thương sẽ dễ xảy ra hơn so với những môn như bơi lội và chạy bộ. 

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2016 trong 8.6 triệu người có độ tuổi từ 5-24 chỉ ra rằng họ rất dễ gặp chấn thương. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng đa số những người bị chấn thương thường là nam giới.

Vùng bị thương phổ biến là phần thân dưới. Chấn thương ở thân trên chiếm 30.3%. Trong đó, chấn thương ở cổ và đầu chiếm 16.4%. 

Các trường hợp tử vong là rất hiếm. Nguyên nhân gây tử vong thường là do chấn thương ở đầu. 

Nguy cơ

Bất cứ ai đều có thể bị chấn thương, kể cả những người chơi ở những vị trí phòng thủ trong một trận bóng. Có nhiều nguy cơ có thể gây chấn thương cho bạn. 

Trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ chấn thương vì bản chất năng động vốn có và thường không biết được giới hạn của mình. Đó là nguyên nhân vì sao trẻ em dễ bị chấn thương hơn người lớn.

Tuổi tác

Bạn càng lớn thì khả năng chấn thương cũng sẽ cao hơn. Người cao tuổi dễ gặp chấn thương và cũng lâu lành lại hơn. Những chấn thương mới có thể khiến cho tình trạng của những chấn thương cũ trở nặng hơn. 

Không chăm sóc đúng cách

Thỉnh thoảng, những chấn thương bạn gặp phải chỉ ở mức nhẹ. Những chấn thương như viêm gân và rạn nứt xương do căng thẳng vì tập quá sức có thể được phát hiện và trị liệu sớm. Nếu những chấn thương này không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến việc tình trạng chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn. 

Bị thừa cân

Việc thừa cân có thể gây áp lực lên khớp của bạn, bao gồm hông, đầu gối và mắt cá. Khi tập thể thao, áp lực này được tăng lên và bạn dễ chấn thương hơn. 

Mọi người ở mọi lứa tuổi khi muốn tập thể thao đều cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập. 

Chẩn đoán

Nhiều chấn thương gây đau cấp tính và làm bạn khó chịu. Tuy nhiên, những chấn thương do tập luyện quá sức thường chỉ thể hiện triệu chứng sau một thời gian dài. Bạn chỉ có thể phát hiện những chấn thương này khi khám tổng quát.

Quy trình kiểm tra để xem bạn có đang bị chấn thương hay không thường được thực hiện theo các bước sau:

  • Kiểm tra thể chất tổng quát. Khi khám, bác sĩ sẽ di chuyển chỗ khớp hoặc vùng bị chấn thương trên cơ thể để xem xét vận động. 
  • Tiểu sử y tế. Bạn sẽ được hỏi những câu hỏi liên quan đến thời điểm chấn thương, bạn làm đang gì khi chấn thương, bạn làm gì từ khi bị chấn thương, … Thường thì bác sĩ sẽ hỏi bạn nhiều câu hỏi hơn nếu là đó là lần khám đầu của bạn.
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: X-ray, MRIS, Chụp CT và siêu âm cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng chỗ bị chấn thương giúp bạn. 

Nếu nghi ngờ bị bong gân hoặc căng cơ, bạn sẽ có thể được đề nghị thực hiện phương pháp RICE. 

Bạn nên theo dõi kỹ những triệu chứng của mình. Nếu nó trở nên nghiêm trọng hơn thì có nghĩa là chấn thương của bạn đã trở nặng. 

Khám chuyên khoa

Bạn cần đi khám nếu bị sưng hoặc bị đau khi có sức nặng dồn lên chỗ chấn thương. Nếu cảm thấy đau ở chỗ chấn thương cũ thì bạn cần đi khám ngay. 

Nếu chấn thương của bạn không khá hơn sau khi áp dụng RICE từ 24-36 giờ thì bạn cũng nên đi khám.

Xương trẻ em chưa phát triển toàn diện nên xương trẻ sẽ yếu hơn xương người lớn. Do đó bạn cần phải chú ý hơn khi trẻ gặp phải chấn thương thể thao vì nó có thể nghiêm trọng hơn bạn tưởng. 

Đừng bỏ qua những triệu chứng. Hãy nhớ rằng, chấn thương được chẩn đoán càng sớm bao nhiêu thì bạn càng có thể hồi phục và trở lại luyện tập nhanh bấy nhiêu. 

Nguồn: healthline.com

Sản phẩm khuyên dùng
Starbalm Cold Spray 150ml
Chai Xịt Lạnh Starbalm Cold Spray 150ml
Chai Xịt lạnh Starbalm Cold Spray được sử dụng trực tiếp sau những va chạm đau đớn trong thể thao giúp giảm sưng ngay tức thì. Sản phẩm rất dễ sử dụng và phù hợp để mang theo bên mình bất cứ lúc nào.

Tiếp Sức cuộc Đua

Có thể bạn thích

iFitness.vn