Trang chủChạy bộR I C E Phương pháp sơ cứu chấn thương hiệu quả

R I C E Phương pháp sơ cứu chấn thương hiệu quả

iFitness.vn

phuong phap dieu tri chan thuong rice

Chấn thương là một trong những nguyên nhân khiến runner phải “nghỉ hưu” và không tập thể thao nữa, chưa kể những trường hợp bất chấp chấn thương để chạy mà không màng hậu quả. Những chấn thương mãn tính, hay những chấn thương kéo dài sẽ khó có thể hồi phục hoàn toàn, nên bạn cần phải có biện pháp can thiệp sớm nhất có thể.

Chấn thương cấp gây chảy máu cục bộ và sơ cứu có thể giảm chảy máu cùng với những hậu quả sau đó. “RICE” thường được dùng để dễ ghi nhớ các bước sơ cấp cứu khi gặp phải chấn thương.

Nếu bạn dính chấn thương như bong gân, mắt cá, căng cơ hoặc rách cơ, sơ cứu ngay lập tức có thể ngăn ngừa các biến chứng và giúp bạn chữa lành nhanh hơn.

Các phương pháp điều trị tạm thời

rice

Khi không may gặp phải các chấn thương chạy bộ này biện pháp xử lý ngay tức khắc đó là áp dụng nguyên tắc RICE, nó là viết tắt của 4 từ Rest, Ice, Compression, Elevation, nghĩa là dừng chơi, chườm lạnh, băng ép và gác cao.

R viết tắt cho Rest, nghĩa là nghỉ ngơi.

Tuy đây là điều hiển nhiên nhưng một runner khi đang đua hoặc đang tập luyện dở dang sẽ không dừng lại vì chấn thương mà sẽ tiếp tục chạy. Có thể có nhiều lý do cho việc này, ví dụ khi tập luyện, endorphin được sản sinh sẽ khiến cơ thể khó nhận biết được những dấu hiệu của chấn thương. Tuy nhiên, các runner có kinh nghiệm sẽ dễ dàng nhận biết những dấu hiệu này. Việc tiếp tục chạy sẽ khiến máu lưu thông đến chỗ chấn thương và sẽ tiếp tục chảy máu. Kết quả là chấn thương sẽ trở nên nặng hơn. Nếu bạn bất đắc dĩ phải tiếp tục chạy thì bạn cần phải làm mát vùng chấn thương bằng nước và di chuyển chậm lại, như đi bộ chẳng hạn.

I viết tắt cho Ice, nghĩa là chườm đá.

Bạn cần phải biết cách chườm đá đúng cách. Chườm đại nước đá vào chỗ bị thương sẽ gây rộp da và khiến bạn bị bỏng lạnh, nên bạn cần bọc đá trong polythene, sau đó đập ra và dùng một chiếc khăn mỏng bọc bên ngoài túi đá trước khi dùng để chườm. Bạn chỉ nên chườm trong vòng 15 phút mỗi lần và những lần này nên cách nhau ít nhất là 1 giờ đồng hồ.

Bạn có thể chườm đá theo nhiều cách trong quá trình phục hồi chức năng. Đầu tiên, bạn nên chườm lại nếu thấy đau nhói khi tập với chấn thương trong những ngày sau đó. Ngoài ra nó cũng có thể được dùng như một  dụng cụ hỗ trợ massage nhờ tác dụng làm dịu chỗ đau ở những mô đang lành lại, thêm vào đó, tác dụng làm mát của nó cũng giúp cho mao mạch co lại và hạn chế máu chảy nhiều. Ice hay chườm đá là phương pháp hiệu quả nhưng ít được sử dụng để hỗ trợ chữa lành các chấn thương do thể thao.

chuom nuoc da

C viết tắt cho Compression nghĩa là băng ép

Dùng lực ép lên mao mạch ở những chỗ đang chảy máu. Lực ấn càng mạnh thì máu sẽ càng khó lưu thông đến các chi. Thông thường những vết cắt sẽ được cầm máu bằng khăn giấy, băng keo y tế hoặc băng thun y tế có thể có tác dụng tương tự với việc tạo lực ấn trên bề mặt. Mặc dù vậy, áp lực được tạo ra nên nhẹ hơn mức áp lực của huyết áp. Mục tiêu là để giảm chảy máu chứ không phải chặn hẳn lưu thông máu đến các chi. Để phòng ngừa hoại tử, bạn nên dùng xen kẽ giữa tạo lực ấn và chườm đá. Nếu chi bị tê, bạn nên nới lỏng băng y tế.

Sản phẩm khuyên dùng
Starbalm Cold Spray 150ml
Chai Xịt Lạnh Starbalm Cold Spray 150ml
Chai Xịt lạnh Starbalm Cold Spray được sử dụng trực tiếp sau những va chạm đau đớn trong thể thao giúp giảm sưng ngay tức thì. Sản phẩm rất dễ sử dụng và phù hợp để mang theo bên mình bất cứ lúc nào.

E viết tắt cho Elevate, nghĩa là treo cao tay hoặc kê cao chân bị thương.

Huyết áp psex giảm khi được nâng lên cao. Cụ thể là huyết áp não sẽ thấp hơn huyết áp ở ngón chân, do đó, chi được nâng cao hơn tim sẽ giảm huyết áp đến chi cũng như giảm tổn hại đến các mạch máu và tránh làm chấn thương trở nặng hơn. Không phải lúc nào bạn cũng cần nâng chi lên cao, nhưng việc nâng chi lên cao sẽ hỗ trợ quá trình chữa lành chấn thương.

Xem thêm: Chấn Thương Chạy Bộ: Bong Gân Mắt Cá Chân Và Cách Điều Trị

Phương pháp diều trị chấn thương RICE (kết hợp với các loại thuốc kháng viêm nếu cần) là phương pháp cần thiết và nên được áp dụng ngay khi bị chấn thương. Tuy nhiên, để có thể hồi phục hoàn toàn thì bạn cần có nhiều biện pháp hơn để hỗ trợ điều trị.

Nếu vết sưng và đau không giảm sau 48 giờ, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng từ các triệu chứng.

Ngoài đá lạnh, nhiệt cũng được sử dụng. Nhiệt độ nóng có thể hữu ích sau giai đoạn cấp tính, sưng và máu đã ngừng chảy. Lúc này, nhiệt làm tăng khả năng cung cấp máu đến vùng tổn thương và thúc đẩy quá trình hồi phục.

Tiếp Sức cuộc Đua

Có thể bạn thích

Tiếp Sức cuộc Đua