Trang chủBơi lộiCác nguyên tắc giữ an toàn khi bơi lội cần tuân thủ

Các nguyên tắc giữ an toàn khi bơi lội cần tuân thủ

Tiếp Sức cuộc Đua

Bơi lội không chỉ là một môn thể thao giúp cải thiện chiều cao mà còn là một cách tuyệt vời để giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức. Vậy bạn đã biết các nguyên tắc giữ an toàn khi bơi lội chưa? iRace sẽ tổng hợp lại một số lưu ý mà bạn cần ghi nhớ khi bước vào bể bơi chi tiết trong bài viết dưới đây.

Một số lưu ý trước khi đi bơi

Khởi động trước khi bơi

Việc khởi động giúp tăng lưu lượng máu đến các cơ và khớp làm chúng trở nên mềm dẻo và linh hoạt hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ chấn thương trong quá trình bơi. Đặc biệt phải kể đến các kỹ thuật bơi nâng cao như bơi ngửa, bơi bướm, bơi ếch, bơi sải,…

Các nguyên tắc giữ an toàn khi bơi lội cần tuân thủ
Các nguyên tắc giữ an toàn khi bơi lội cần tuân thủ

Hơn nữa, người bơi dễ dàng thực hiện các động tác bơi lội từ cú đẩy mạnh ở chân đến sự uyển chuyển khi vươn tay. Đồng thời, nguy cơ bị bong gân và chuột rút sẽ được hạn chế nhất có thể với một số động tác khởi động như:

  • Vận động khớp vai bằng việc thực hiện các vòng tròn nhỏ bằng cánh tay rồi dần dần tăng kích thước vòng tròn.
  • Duỗi cơ hông và chân bạn cần đứng thẳng, bước một chân về phía trước và duỗi thẳng chân sau để căng cơ hông và chân.
  • Làm nóng các khớp cổ tay và cổ chân bằng cách quay chúng theo hướng kim đồng hồ và ngược lại. Nếu bạn hay bị chuột rút thì nên hãy thực hiện động tác ít nhất 2 lần để cở được làm nóng đủ.
  • Ngoài ra từ tư thế đứng, bạn cúi người về phía trước từ hông cố gắng chạm tay xuống mặt đất nhằm giúp duỗi cơ lưng và cơ bụng.

> Bạn đã biết: 4 Bài Tập Bổ Trợ Với Dây Kháng Lực Để Chân Chắc Khỏe

Tắm trước và sau khi bơi

Michele Hlavsa, một chuyên gia hàng đầu về phòng chống bệnh tật liên quan đến hồ bơi đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của clo trong việc bảo vệ người bơi khỏi các vi khuẩn nước. Cô ấy chỉ ra rằng hành động tắm trước khi xuống hồ bơi là điều cần thiết.

Thực tế, Nitơ được tìm thấy trong mồ hôi và nước tiểu. Một khi kết hợp với clo trong nước hồ bơi sẽ tạo ra hợp chất chloramin làm giảm hiệu quả diệt khuẩn của clo và cung cấp môi trường trú ẩn cho vi khuẩn. Hơn nữa, chloramin còn là nguyên nhân gây ra mùi không dễ chịu cho hồ bơi.

Một nghiên cứu ở Hà Lan vào năm 2012 đã chỉ ra chỉ cần dành ra 60 giây để tắm dưới vòi nước có thể giảm đáng kể nguy cơ ô nhiễm cho hồ bơi.

Kiến thức cơ bản về bơi lội và đuối nước

Dù bạn bơi ở đâu, kiến thức về cách phòng tránh và xử lý tình huống đuối nước luôn là điều cần thiết. Học cách nhận biết dấu hiệu của việc đuối nước và biết cách cứu người khác một cách an toàn là kỹ năng quan trọng. Đồng thời, việc nắm vững các kỹ thuật bơi cơ bản không chỉ giúp bạn tự tin hơn trong nước mà còn có thể cứu mạng bạn trong một số tình huống.

Tìm hiểu kiến thức cơ bản về bơi lội và đuối nước để bơi lội an toàn
Tìm hiểu kiến thức cơ bản về bơi lội và đuối nước để bơi lội an toàn

Không đi bơi khi bị tiêu chảy

Đi bơi khi bị tiêu chảy có thể gây ra nguy cơ lây lan các vi khuẩn và virus gây bệnh như E.coli và Cryptosporidium vào nước gây nguy hiểm cho cả bạn và những người khác.

Cryptosporidium là một loại vi khuẩn gây bệnh qua đường phân bị ô nhiễm và một khi đã bị nhiễm người bệnh có khả năng tiếp tục thải ra ký sinh trùng này qua phân trong vòng hai tuần kể cả khi họ đã không còn triệu chứng tiêu chảy.

Đáng chú ý, ký sinh trùng Crypto có khả năng sống sót trong nước có chứa clo ở nồng độ tiêu chuẩn lên đến 10 ngày. Điều này nghĩa là nguy cơ lây nhiễm không chỉ giới hạn ở những người bơi cùng lúc mà còn kéo dài sau đó.

Kiểm tra chất lượng nước bằng que thử

Nếu bạn bơi ở hồ bơi gia đình hoặc cộng đồng, hãy sử dụng que thử nước để đảm bảo rằng nồng độ clo và pH nằm trong khoảng an toàn. Nồng độ clo và pH của nước hồ bơi đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, một nồng độ clo và pH không phù hợp không chỉ làm giảm hiệu quả diệt khuẩn mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây lan.

> Xem thêm: Cần chuẩn bị gì khi đi bơi? Danh sách 6 đồ dùng cần có

Đảm bảo an toàn khi đi bơi
Đảm bảo an toàn khi đi bơi

Nguyên tắc an toàn khi bơi lội

Không đi vệ sinh trong nước

Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất khi tham gia bơi lội, đặc biệt là đối với trẻ em, là không đi vệ sinh trong nước. Mặc dù nhiều người tin rằng clo có khả năng tiêu diệt mọi chất bẩn và vi khuẩn trong bể bơi nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy.

Chất thải cơ thể bao gồm cả nước tiểu và phân có thể nhanh chóng làm suy giảm hiệu quả của clo trong việc chống lại vi trùng và vi khuẩn. Thực chất, vi khuẩn và vi rút từ chất thải có thể lây lan nhanh chóng tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm phát triển trong môi trường nước.

Nên rời bể bơi ít nhất 1 lần/giờ

Dành một giờ giải lao định kỳ khi bơi là lời khuyên chính thức từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Việc này cho phép cơ thể bạn nghỉ ngơi và giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc lâu dài với clo và hóa chất khác trong nước. Đồng thời, nó cũng là cơ hội để kiểm tra lại an toàn cho bản thân và người thân, nhất là nếu có trẻ em tham gia.

Không uống nước trong bể bơi

Nước hồ bơi chứa clo và nhiều hóa chất khác hoặc cũng có thể chứa vi khuẩn và vi rút nguy hiểm cho sức khỏe. Việc nuốt phải nước bể bơi dù chỉ là một lượng nhỏ có thể dẫn đến kích ứng hoặc nghiêm trọng hơn là nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, một nghiên cứu đã chỉ ra trong vòng 45 phút bơi một người trưởng thành có thể vô tình nuốt phải khoảng 1 muỗng canh nước bể bơi, trong khi lượng nước trẻ em uống vào lại cao hơn gấp đôi. Một cách hữu ích là tập thở đúng cách và ngậm miệng khi đầu ở dưới nước.

> Xem thêm: 16 bài tập bơi cho mọi cấp độ và mục tiêu của bạn

Đi bơi vừa vui vừa an toàn
Đi bơi vừa vui vừa an toàn

Các bệnh nhiễm trùng sau khi bơi

Bệnh tiêu chảy

Vi khuẩn Crypto là nguyên nhân chính dẫn đến hơn 80% trường hợp mắc bệnh liên quan đến việc bơi lội. Người bơi có nguy cơ cao mắc “Bệnh tiêu chảy” và các triệu chứng phân lỏng kéo dài từ 2 đến 10 ngày sau khi phơi nhiễm với Crypto.

Biểu hiện của bệnh bao gồm: tiêu chảy, đau bụng co thắt, cảm giác muốn nôn, nôn mửa, phân có máu, sốt và tình trạng mất nước. Để phòng tránh bệnh là không nên nuốt nước trong lúc bơi ở bể bơi.

Viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở ống tai ngoài, không phải là bệnh truyền nhiễm từ người này sang người khác. Thay vào đó, nó thường phát sinh do việc nước đọng lại trong ống tai quá lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh và gây viêm nhiễm.

Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm cảm giác đau, ngứa, đỏ hoặc sưng ở tai. Để phòng ngừa viêm tai ngoài, việc sử dụng nút bịt tai khi bơi là một biện pháp hữu dụng.

> Xem thêm: Dị ứng nước hồ bơi: Nguyên nhân và cách xử lý

Nổi ban trên da

Tình trạng nổi ban trên da thường được gọi là “phát ban bồn tắm nóng” hoặc “viêm nang lông” chủ yếu phát sinh sau khi tắm trong bồn nước nóng bị ô nhiễm. Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa thường bám vào trên bộ đồ bơi và mang đồ tắm ướt lâu trên da dẫn đên nguy cơ mắc bệnh.

Những biểu hiện của tình trạng này bao gồm việc nổi mụn đỏ, ngứa, hoặc mụn nước nhỏ chứa mủ trên da. Để phòng ngừa phát ban do bơi lội, nên tránh thực hiện việc cạo râu hoặc tẩy lông trước khi tham gia tắm tại bể bơi. Đồng thời, bạn nên tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng và lau khô cơ thể.

Những biểu hiện khi bị dị ứng nước hồ bơi
Những biểu hiện khi bị dị ứng nước hồ bơi

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) xảy ra do vi khuẩn từ nước bể bơi di chuyển vào niệu đạo và lên bàng quang qua đường nước tiểu. Việc ngồi lâu trong bộ đồ tắm ẩm ướt xung quanh bể bơi có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng.

Các triệu chứng của UTI bao gồm cảm giác đau ở vùng chậu, trực tràng và khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên hơn hoặc thậm chí xuất hiện máu trong nước tiểu. Để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu bạn cần tắm rửa và thay quần áo ướt ngay lập tức sau khi bơi, uống nhiều nước sạch để thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu.

> Có thể bạn quan tâm: Lý do bạn nên bơi lội 3 lần mỗi tuần

Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Bệnh Legionnaires là một dạng viêm phổi nặng được gây ra bởi vi khuẩn Legionella. Người bơi có thể hít phải vi khuẩn này qua hơi nước từ bể nước nóng với thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 ngày đến 2 tuần sau khi tiếp xúc.

Do không thể dễ dàng nhận biết được không khí ô nhiễm từ bể bơi hoặc bồn nước nóng mà nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tăng cao. Điều này dẫn đến các biểu hiện bất thường bao gồm đau ngực, khó thở, sốt, ớn lạnh và ho ra máu.

Do đó, cách phòng ngừa bệnh Legionnaires là sử dụng các que thử di động để kiểm tra chất lượng nước trong bể bơi. Các vấn đề hô hấp sau khi bơi không chỉ giới hạn ở bệnh Legionnaires mà còn có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc hiện tượng đuối nước khô.

> Xem thêm: Hãy Đi Bơi Vì 6 Lợi Ích Vực Dậy Tinh Thần Khi Buồn Chán

Nhiễm độc vì khí clo

Nhiều người thường hiểu lầm rằng mùi clo nồng trong bể bơi là dấu hiệu cho thấy nước bể sạch và an toàn. Tuy nhiên, mùi clo nồng phát sinh khi clo tác động với vi trùng, bụi bẩn và tế bào từ cơ thể người tạo ra phản ứng hóa học và giải phóng mùi hóa chất đặc trưng vào không khí.

Do đó, mùi clo nồng nặc cảnh báo rằng nước bể có thể không an toàn do lượng clo không đủ để tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng. Ngược lại, bể bơi không mùi hoặc có mùi dễ chịu hơn thì nước đang ở trạng thái cân bằng với lượng clo được quản lý đúng cách.

Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi đi bơi
Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi đi bơi

Hy vọng bài viết trên về chủ đề “an toàn khi bơi lội” đã hữu ích với bạn về những lưu ý trước, trong và sau khi bơi cũng như những căn bệnh dễ gặp khi đi bơi. Nếu bạn có thắc mắc gì liên quan đến kiến thức bơi lội hãy để lại bình luận phía dưới để Irace biết nhé!

Tiếp Sức cuộc Đua

Có thể bạn thích

iFitness.vn