Đi bộ là một cách tuyệt vời để cơ bắp được vận động và khỏe mạnh, hít thở không khí trong lành, giữ cơ thể được điều hòa, và giúp bạn ngủ ngon vào ban đêm. Nhưng hãy nhớ rằng: đừng bao giờ đi bộ đến mức kiệt sức, nhất là khi bạn đang mang bầu. Cách đi bộ tốt nhất dành cho phụ nữ mang thai là đi nhiều quãng ngắn, chia đều trong suốt cả ngày, thay vì đi bộ một quãng đường rất dài trong một khoảng thời gian ngắn.
Phụ nữ mang thai nên đi bộ trong bao lâu và bao xa?
Nếu bạn đã thường xuyên đi bộ, hãy tiếp tục lịch trình đi bộ của bạn. Để bắt đầu, hãy đi bộ 20 đến 30 phút mỗi ngày, 3 ngày một tuần và tăng dần thời gian lên tới 30 – 60 phút/ngày, hầu hết các ngày trong tuần.
Hướng dẫn hoạt động thể chất 2008 cho người Mỹ từ Bộ Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo nên tập thể dục cường độ trung bình 2 giờ 30 phút mỗi tuần (như đi bộ nhanh) trong khi mang thai. Bạn có thể tập thể dục đi bộ cho tới 3 tháng cuối thai kỳ, miễn là bạn cảm thấy thoải mái.
Phụ nữ mang thai có thể đi nhanh như thế nào?
Mức trung bình là ngưỡng an toàn cho mọi việc trong thai kỳ, bao gồm cả việc đi bộ. Do vậy, đừng đi bộ quá sức. Các chất hóa học sản sinh ra trong quá trình đi bộ và sự tăng nhiệt độ cơ thể quá mức trong khi đi bộ sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Bạn có thể sử dụng “bài kiểm tra đi bộ” để xác định mức độ kiệt sức của bạn: mức độ trung bình là khi bạn có thể nói các câu hoàn chỉnh mà không phải thở gấp thở hổn hển. Nếu 5 phút sau khi luyện tập mà nhịp tim vẫn còn hơn 100 nhịp mỗi phút có nghĩa là bạn đã đi bộ quá sức.
Uống nước trước, trong và sau khi đi bộ để giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Thai nhi không thích ứng được nhiệt độ quá cao, vì vậy hãy tránh tập luyện trong thời tiết nóng và giữ cho bài tập đi bộ của bạn ở mức độ vừa phải.
Hãy cân nhắc đến việc đi bộ trong siêu thị để tránh thời tiết nóng
Vitamin Cho Bà Bầu Pregnancy And Breast Feeding Gold
Xem thêm: Những Lời Khuyên Chạy Bộ Khi Mang Thai Từ Chuyên Gia
Tư thế rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai đi bộ
Một tư thế đi bộ tốt rất là rất cần thiết và có thể giúp ngăn ngừa chứng đau lưng ở phụ nữ mang thai.
- Đứng thẳng: đứng cao và thẳng, đừng còm lưng.
- Không ưỡn về phía trước hoặc cúi đầu về trước: cúi/ưỡn người khiến cơ phía lưng bị căng.
- Mắt nhìn về phía trước: không nhìn xuống mà là nhìn về phía trước khoảng 6m
- Nâng cằm lên (song song với mặt đất): Điều này làm giảm căng thẳng trên cổ và lưng.
- Nới lỏng vai.
- Hơi hóp bụng lại
- Đẩy lưng về sau: Xoay hông của bạn về phía trước một chút. Điều này sẽ giúp bạn không bị cong lưng.
Nhiều lợi ích khác của việc đi bộ dành cho phụ nữ đang mang thai
Ngăn ngừa táo bón
Nếu bạn bị táo bón trong khi mang thai, đi bộ là một liệu pháp điều trị táo bón tự nhiên, không cần dùng thuốc.
Bàn chân thai phụ
Khối lượng cơ thể sẽ thay đổi trong thời kỳ mang thai. Bạn có thể cần giày với sự hỗ trợ nhiều hơn. Sưng chân và mắt cá chân cũng có thể là một vấn đề trong thời kỳ mang thai, bạn có thể phải tăng kích thước giày hoặc tăng chiều rộng của giày để cảm thấy thoải mái hơn. Hormon trong thời kỳ mang thai làm giãn dây chằng, có thể góp phần làm căng chân.
Cảnh báo
Ngừng ngay lập tức và liên hệ với bác sỹ của bạn nếu bạn có các triệu chứng như chóng mặt, đau, hoặc chảy máu.
Nước Uống Ngăn Ngừa Chuột Rút CrampFix Shots 20ml
Không chạy marathon
Marathon, cho dù bạn đi bộ hoặc chạy, không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nếu bạn đã tham gia vào một chương trình marathon từ thiện, hãy dừng lại và đợi đến sau khi sinh em bé. Một cuộc chạy marathon sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn, làm cạn kiệt nguồn năng lượng của cơ thể, và có thể gây nguy hiểm cho em bé của bạn.
Nếu bạn thích đi bộ với khoảng cách dài hơn, cần phải theo dõi nhịp tim của bạn rất chặt chẽ. Nạp đủ 200 calo mỗi giờ và một cốc nước mỗi 30 phút khi đi bộ hoặc lâu hơn để thay thế nguồn năng lượng của bạn và để giữ sức khỏe của em bé.
Tiếp tục đi bộ!
Sau khi em bé chào đời, hãy tiếp tục cùng nhau đi bộ như một gia đình vừa để tập thể dục, giảm căng thẳng, và dành thời gian để trò chuyện với nhau.
Nguồn: Verywell.com