Trang chủChạy bộVận động tăng cường miễn dịch, hướng dẫn tập luyện sau khi...

Vận động tăng cường miễn dịch, hướng dẫn tập luyện sau khi tiêm ngừa

iFitness.vn

van dong tang cuong mien dich

Vai trò của việc tập thể dục

Theo Tiến sĩ Sebatien Chastin của Trường Khoa học Sức Khỏe và Đời Sống tại Đại học Glasgow Caledonian ở Scotland, rèn luyện thể chất giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các bệnh truyền nhiễm. 

Đầu tiên, những ai tập thể dục thường xuyên sẽ khó mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, các bệnh hô hấp, tim mạch hay bị béo phì. Các bệnh này có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch. 

Thứ hai, rèn luyện thể chất thường xuyên giúp giảm viêm, giảm căng thẳng và giảm phản ứng từ hệ miễn dịch. 

Cuối cùng, hệ miễn dịch được tăng cường. Việc này có nghĩa là tập thể thao thường xuyên có thể giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.

8.1Ultimate Nutrition Vitamin C Plus
Ultimate Nutrition Vitamin C Plus 60 Viên
390,000vnđ
9.1Blackmores Men’s Performance Multi Vitamin 50 Viên
Blackmores Men’s Performance Multi Vitamin 50 Viên
572,000vnđ
8.9Blackmore Women's Vitality Multi
Vitamin Hammer Nutrition Premium Insurance Caps
690,000vnđ
8.5Pharmekal One Daily
Pharmekal One Daily 60 Viên
280,000vnđ

Tăng cường miễn dịch

Tập thể dục thể thao, nhất là tập luyện ngoài trời, có thể thúc đẩy hệ miễn dịch làm việc hiệu quả. 

Một bài tổng hợp của Tổ chức Y tế Thế giới về kết quả 9 nghiên cứu từ 7 nước được đăng trên Lancet Public Health. Đây là kết quả tổng hợp từ những bài nghiên cứu đại diện cho hơn 8 triệu người sống trong môi trường có cây xanh. Kết quả cho thấy việc sống trong môi trường xanh là có lợi cho sức khỏe cộng đồng. 

Tiến sĩ Mark Nieuwenhuijsen, giáo sư môn dịch tễ học môi trường thuộc viện Sức khỏe Cộng đồng Barcelona, nói rằng những ai sống gần cây xanh có tuổi thọ cao hơn. Môi trường nhiều cây xanh sẽ khiến bạn muốn vận động nhiều hơn. Việc sinh hoạt xã hội nhiều cũng có thể tăng cường miễn dịch. 

Tiến sĩ Masashi Soga và đồng nghiệp thuộc Đại học Tokyo đã thực hiện một bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến để xác định mức ảnh hưởng của việc dành thời gian tập thể dục ngoài trời đến tinh thần của người tham gia khảo sát. (đánh giá mức độ hài lòng, mức độ hạnh phúc và độ tự tin). Kết quả cho thấy việc này có tác động tích cực đến tinh thần của họ. 

Về lâu dài

Chastin nói rằng tuy các tổ chức sức khỏe cộng đồng đang cố gắng tạo điều kiện để tăng tỷ lệ tiêm ngừa thì COVID-19 vẫn đang lây lan ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều chuyên gia tin rằng loại vi-rut này sẽ còn tồn tại trong vòng nhiều năm, nếu không nói là nhiều thập kỷ, tương tự như bệnh cúm.

Ông cho rằng với tình hình tiêm chủng hiện tại thì trong vài năm sau, COVID-19 sẽ như những bệnh truyền nhiễm khác. Vì vậy, chúng ta cần liên tục quản lý và bảo vệ bản thân chống lại nó. 

Mặc dù đã có vacxin hỗ trợ cơ thể chống lại COVID-19, bạn vẫn nên cẩn thận. Cụ thể là bạn vẫn cần rửa tay, tránh người nhiễm bệnh, thực hiện những việc có thể tăng cường miễn dịch như:

Bên cạnh đó, bạn cũng nên khám tổng quát sức khỏe để có thể tự quản lý tình trạng cơ thể, tăng cường miễn dịch.

Những tác dụng được ghi nhận của vacxin COVID-19

Phản xạ có hệ thống

van dong sau tiem ngua

Hãy bắt đầu với tin tốt trước. Trong thử nghiệm lâm sàng, những phản ứng phụ nhìn thấy được là rất nhỏ và không đáng kể. Điển hình là hiệu quả của vacxin Pfizer/BioNTech từ kết quả thử nghiệm ở giai đoạn 2,3 được đăng trên tạp chí Y Khoa New England. Khả năng gây phản ứng chỉ là phản ứng thông thường của cơ thể sau khi tiêm vacxin. Kết quả nghiên cứu cho thấy Khả năng gây phản ứng có hệ thống xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi, có thể tăng phản xạ của hệ miễn dịch. Hiệu quả này sẽ được tăng lên sau liều thứ hai. 

Đối với trường hợp của vacxin Pfizer, chỉ có hơn 50% người trẻ được tiêm ngừa cho biết là có cảm giác mệt mỏi và đau đầu sau liều tiêm thứ hai khi so sánh với 23% người tiêm giả dược. 16% trong số người được tiêm ngừa có dấu hiệu sốt sau liều tiêm thứ hai (11% ở người lớn tuổi hơn), và một số nhỏ người bị sốt sau khi tiêm liều thứ nhất. Đối với những người này, triệu chứng sốt và ớn lạnh được theo dõi thấy được sau 2 ngày tiêm và giảm dần vào những ngày sau đó. 4% số người được tiêm có triệu chứng mệt mỏi nhiều nhưng cũng giảm đi sau một thời gian ngắn. 

Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho vacxin Moderna được đăng trên The Lancet cũng cho thấy những phản ứng tương tự. Một liều vacxin Johnson & Johnson ứng dụng một cơ sở ADN khác để gây ra phản ứng miễn dịch. Bài tổng hợp được đăng trên tạp chí Y Khoa New England cũng ghi lại khả năng gây phản ứng có hệ thống gần giống như vậy.  

Những phản ứng có hệ thống này là rất quan trọng. Chúng được dùng để xác định những bước hướng dẫn trong tập luyện sau khi tiêm vacxin. Hãy luôn lắng nghe cơ thể bạn để có thể có lựa chọn tốt nhất cho mình. 

Nghiên cứu mới trên tạp chí Y khoa Thể thao cho thấy việc vận động thường xuyên giúp bạn ít bị bệnh truyền nhiễm, cải thiện phản ứng với vacxin COVID-19.

Trong 55 nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, hơn 500,000 người tham gia nghiên cứu đạt yêu cầu về thể lực. Họ tập luyện 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Việc này giúp giảm 31% tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm. Và đối với những người mắc bệnh, tỷ lệ tử vong giảm 37%. 

Những người tập thể thao thường xuyên có tỷ lệ kháng thể nhiều hơn. Đây là nguyên nhân khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng rèn luyện thể chất thường xuyên tăng tác dụng của vacxin đã tiêm. 

Phản ứng của hệ miễn dịch

fitness covid-19

Một bài viết được đăng trên Nature trong tháng 3 tổng hợp về những cách thức kích hoạt hệ miễn dịch của vacxin COVID. Để tóm tắt, vacxin giải mã nhằm giúp sản sinh những protein có gai trên bề mặt của vi-rút COVID-19, tạo nên “bộ nhớ” cho hệ miễn dịch để có thể tránh vi-rút xâm nhập vào tế bào. Quá trình chuyển giao của vacxin sang hệ thống bảo vệ của hệ miễn dịch bao gồm việc sản sinh ra các kháng thể và những tế bào T đặc biệt phản ứng với vi-rút (giúp cơ thể phản ứng với những tác nhân gây bệnh cụ thể). Vấn đề mấu chốt mà các VĐV cần phải ghi nhớ đó là để hệ miễn dịch có thể hoạt động hiệu quả, một số tác nhân gây viêm cũng sẽ được kích hoạt (cytokines, interferon loại I). Nói cách khác, những triệu chứng viêm nhiễm có liên hệ chặt chẽ với miễn dịch. 

Viêm nhiễm xảy ra trong những trường hợp này là bình thường, cũng là yếu tố then chốt đối với sức khỏe để bạn có thể thích ứng với căng thẳng. Tuy nhiên, những phản ứng có hệ thống như những cơn sốt và chứng mệt mỏi, hay viêm nhiễm ở cấp tế bào cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện, quá trình thích ứng hay chấn thương ở từng cá nhân. Bài viết được đăng vào tháng hai trên The Lancet nhấn mạnh sự thiếu chắc chắn của vấn đề này ở VĐV. Nội dung bài viết nói rằng bạn không cần lo nhưng có khả năng là “nên giảm tập luyện trong 48-72 giờ sau khi tiêm vacxin, đặc biệt là đối với mũi tiêm thứ hai”. 

Vấn đề ở đây là nhiều người đã quen với việc ép mình tập luyện ngay cả khi mệt mỏi sẽ không thể nhận biết được dấu hiệu do vacxin gây ra để nghỉ ngơi. Họ thường quen với những cơn đau ở cơ bắp nhưng chưa trải nghiệm nhiều những phản ứng do vacxin mới gây ra. Do vậy, họ nên chú ý nhiều hơn sau khi tiêm vacxin vài ngày. Việc bạn cần quan tâm lúc này không phải là có thể tập nặng hay không mà là bạn có nên tập vào những ngày đó hay không. 

Vẫn chưa có trường hợp giảm hiệu quả tập luyện hay thi đấu nào được ghi nhận sau vài ngày tiêm vacxin. Điển hình là Katie Asmuth vẫn có thể thắng giải Bandera 100k sau khi tiêm vacxin Pfizer liều thứ hai trong thời gian chưa đến một tuần. Tuy nhiên, đã có một số trường hợp các VĐV gặp phải chấn thương phần mềm dù chỉ tập ở cường độ tương đối thấp một tuần sau khi tiêm các liều vacxin. Đây có thể chỉ là ngẫu nhiên nhưng nó vẫn có thể làm giảm tầm quan trọng của việc suy nghĩ về lâu dài cho sự phát triển của VĐV. Chúng ta dễ thấy được vài ngày nghỉ ngơi chỉ có lợi chứ không có hại đối với hiệu quả tập luyện hoặc thi đấu. 

Hướng dẫn tập luyện sau khi tiêm vaccine COVID-19

nguoi dan ong chay bo deo khau trang

Hàng triệu người đã được tiêm vacxin, bao gồm một số lượng đáng kể các VĐV. Dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng và việc thiếu hụt những hướng dẫn chung cho các VĐV hoặc những ai có thói quen tập thể thao cường độ cao. Những đối tượng này được khuyên là nên chú ý khi tập luyện. Họ nên nghỉ một ngày sau mỗi lần tiêm kể cả khi cảm thấy bình thường trước khi có thể tập luyện lại. Điều quan trọng là bạn nên tuân theo lời khuyên của bác sĩ hoặc huấn luyện viên riêng của mình. 

Hướng dẫn tập luyện 

Dù là vì bất cứ lý do thì việc nghỉ ngơi thêm có thể hỗ trợ quá trợ quá trình phát triển thể lực cũng như hiệu quả tập luyện chung, kể cả khi không tiêm vacxin. Sau đây là một số hướng dẫn để bạn tham khảo sau khi được tiêm vacxin COVID-19. 

Hướng dẫn tập luyện sau tiêm Vacxin

Loại Vacxin Ngày tiêm 1 ngày sau 2 ngày sau 3 ngày sau 4 ngày sau
1 liều đầu của  Pfizer and Moderna Có thể chạy nhẹ trước lúc tiêm Nghỉ ngơi Chạy nhẹ nhàng Tập luyện bình thường Tập luyện bình thường
Liều 2 của Pfizer and Moderna; Liều 1 Johnson & Johnson Có thể chạy nhẹ trước lúc tiêm Nghỉ ngơi Tập thật nhẹ nếu không có triệu chứng phản ứng hệ thống. Nghỉ ngơi nếu có triệu chứng. Chạy nhẹ nhàng (tùy triệu chứng)  Chạy nhẹ nhàng hoặc tập luyện bình thường nếu thấy 100% khỏe mạnh. 

 

Bạn nên tránh tập nặng hoặc chạy đường dài trước khi tiêm. Trong trường hợp không gặp phản ứng quá mạnh thì bạn cũng nên tránh tập nặng và tránh đua sau 3 ngày tiêm liều đầu tiên, và 4 ngày sau khi tiêm liều thứ hai. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:

  • Một số VĐV quay lại tập luyện bình thường sau 3-7 ngày tiêm vacxin cho biết có cảm thấy mệt mỏi hơn và đau người hơn. Trường hợp phản ứng chậm có thể là do tương tác của hệ miễn dịch với căng thẳng từ cuộc sống và việc tập luyện. Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn nếu thấy cần thiết. 
  • Bên cạnh đó, một số trường hợp nữ VĐV có chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, ví dụ như chu kỳ ngắn, ra nhiều hoặc mất chu kỳ. Tuy nhiên, những trường hợp này có thể là ngẫu nhiên. Bạn cũng nên đi khám nếu cảm nhận có triệu chứng ở vùng bụng. 

Những nguyên tắc này không phải là tuyệt đối. Bạn nên lắng nghe lời khuyên của bác sĩ và các huấn luyện viên. Nếu đã được tiêm ngừa và tuân theo một số nguyên tắc nhất định thì bạn cũng không cần quá lo lắng. 

Giải chạy bộ trực tuyến
race banner space adventure - Vận động tăng cường miễn dịch, hướng dẫn tập luyện sau khi tiêm ngừa
Giải chạy bộ trực tuyến
race banner run with the earth - Vận động tăng cường miễn dịch, hướng dẫn tập luyện sau khi tiêm ngừa
Giải chạy bộ trực tuyến
race banner run dna - Vận động tăng cường miễn dịch, hướng dẫn tập luyện sau khi tiêm ngừa
Giải chạy bộ trực tuyến
race banner thanh giong challenge - Vận động tăng cường miễn dịch, hướng dẫn tập luyện sau khi tiêm ngừa

Nguồn: womensrunning.com; verywellfit.com 

 

Tiếp Sức cuộc Đua

Có thể bạn thích

Tiếp Sức cuộc Đua