Trang chủChạy bộMua máy chạy bộ | 22 kinh nghiệm tôi ước mình biết...

Mua máy chạy bộ | 22 kinh nghiệm tôi ước mình biết trước khi mua

Tiếp Sức cuộc Đua

Mua máy chạy bộ gia đình (Treadmill) để tập luyện tại nhà là một nhu cầu rất lớn, nhưng lựa chọn máy chạy bộ loại nào cho đúng nhu cầu mà mục đích để tránh lãng phí đây. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể nhất để bạn nắm rõ được nhu cầu của mình phù hợp với loại máy chạy bộ nào nhất.

Mua máy chạy bộ | 22 kinh nghiệm tôi ước mình biết trước khi mua

Có rất nhiều lý do khiến bạn có thể muốn tập thể dục tại nhà: Thẻ thành viên phòng tập thể dục quá đắt, thời tiết mưa bão khó đoãn, cảm giác thoải mái khi không có ai soi mói khi bạn tập luyện….

Tất nhiên, giải pháp đơn giản là đầu tư vào một máy chạy bộ, nhưng hãy nhớ nghiên cứu trước — chẳng hạn bằng cách đọc hướng dẫn mua máy chạy bộ mà iRace sắp giới thiệu đến bạn dưới đây – bài viết này sẽ đề cập đến các kinh nghiệm khi chọn mua máy chạy bộ gia đình.

Giống như hầu hết các thiết bị cơ khí khác, máy chạy bộ là công cụ có thể giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, loại công cụ bạn chọn phải được xác định chính xác bởi những gì bạn muốn có thể làm và kỳ vọng của bạn là gì. Dưới đây là một số điều bạn có thể cân nhắc trước khi bắt đầu mua sắm.

  • Bạn định sử dụng máy chạy bộ để chạy, đi bộ hay cả hai?
  • Có bao nhiêu người sẽ sử dụng máy chạy bộ?
  • Bạn là người có kích thước lớn, nhỏ hay trung bình?
  • Bạn định đặt máy chạy bộ ở đâu?
  • Bạn hiện có sử dụng Nhịp tim khi tập luyện không?
  • Bạn có bất kỳ bệnh nào như đau đầu gối hoặc đau lưng không?
  • Bạn có thích sử dụng các tiện ích công nghệ để giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ không?
  • Bạn có muốn kết hợp với các ứng dụng phân tích chạy bộ khác như Strava không?
  • Tính năng nào đối với bạn là quan trọng nhất?
  • Bạn có thể tự thực hiện bảo trì máy hay không?

Đây chỉ là một vài điều cần suy nghĩ khi bạn bắt đầu. Trên thực tế, bạn có thể sẽ nghe những câu hỏi tương tự này từ một trong những người tư vấn sản phẩm tại các cửa hàng bán máy chạy bộ vì chúng giúp bạn có được chiếc máy chạy bộ phù hợp đáp ứng nhu cầu của bạn.

22 Kinh nghiệm trước khi mua máy chạy bộ bạn cần lưu ý

Với rất nhiều thương hiệu máy chạy bộ trong nước và quốc tế cùng với hàng trăm phân loại khác nhau, việc tìm kiếm một chiếc máy chạy bộ phù hợp với nhu cầu cho người mới nhìn có vẻ khó khăn.

Tuy nhiên, nếu bạn dành chút thời gian để suy nghĩ về ngân sách của mình, danh sách các tính năng phải có và các yếu tố quan trọng khác, việc tìm ra máy chạy bộ tốt nhất cho nhu cầu tập thể dục của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Cho dù bạn cần một mẫu máy chạy bộ công nghệ cao, chắc chắn để theo dõi nhiều chỉ số về quãng đường dài từ đầu đến cuối hay một máy chạy bộ giá rẻ có thể gấp gọn lại sau buổi chạy bộ thường xuyên của bạn thì đây là một số yếu tố quan trọng nhất cần xem xét.

1. Ngân sách của bạn

Cái đầu tiên chính là tiền đâu, bạn sẽ cần phải xác định mình sẽ có thể chi ngân sách tối đa bao nhiêu khi mua máy chạy bộ. Có một số người sẽ xem xét quá tính năng và yêu cầu bản thân trước khi tính đến ngân sách nhưng đó là đối với người có điều kiện, còn đa số chúng ta sẽ tính ngân sách trước khi mua đúng không nào.

Dưới 20 triệu:

Nếu bạn cần một máy chạy bộ đơn giản, nhẹ và giá cả phải chăng để đi bộ và chạy bộ nhẹ nhàng thì những máy chạy bộ thân thiện với túi tiền này có thể là tất cả những gì bạn cần.

MÁY CHẠY BỘ KINGSPORT LUXURY KS-2039 giá tham khảo 14.100.000đ tại kingsport
MÁY CHẠY BỘ KINGSPORT LUXURY KS-2039 giá tham khảo 14.100.000đ tại kingsport

Mặc dù thoạt nhìn chúng có vẻ giống như một món hời, nhưng máy chạy bộ có giá dưới 20 triệu thường có ít tính năng hơn, bảo hành không ấn tượng và kém bền hơn so với các mẫu đắt tiền hơn.

Một số tính năng tốt nhất cần chú ý trong danh mục dưới 20 triệu này bao gồm màn hình LCD đếm quãng đường đã di chuyển và lượng calo đã đốt cháy; một cổng phụ cho máy nghe nhạc; chế độ nghiêng lên tới 12%; và khả năng dễ dàng gấp máy chạy bộ lại để cất giữ. Hãy nhớ dạo nhiều cửa hàng khác nhau, vì đôi khi bạn có thể gặp những máy chạy bộ cao cấp đã ngừng sản xuất và được giảm giá nhiều ở mức giá phù hợp với ngân sách này.

Từ 20-40 triệu:

Những máy chạy bộ này hướng tới những người muốn chạy bộ thường xuyên, có kết cấu chắc chắn hơn và có nhiều tính năng hữu ích mà những người đam mê thể dục sẽ đánh giá cao.

Máy chạy bộ điện Reebok GT40 giá tham khảo 38 triệu tại thethaodaiviet
Máy chạy bộ điện Reebok GT40 giá tham khảo 38 triệu tại thethaodaiviet

Sẽ có những mẫu có dịch vụ cao cấp đi kèm, tùy chọn độ nghiêng cao hơn và lớp thảm chạy cao cấp ở mức giá này.

Nếu bạn có kế hoạch chạy bộ hàng ngày thoải mái ở nhà và đánh giá cao những lợi ích của màn hình sắc nét với loa Bluetooth, tốc độ tối đa cao hơn và sàn chạy lớn, tất cả các tính nâng mà không tốn quá nhiều ngân sách.

Trên 40 triệu:

Nếu bạn đang tìm kiếm một máy chạy bộ cao cấp có nhiều không gian chạy, hỗ trợ trọng lượng cao, tốc độ tối đa cực nhanh và thiết kế được tạo ra để tồn tại lâu dài, bạn sẽ phải trả hơn 40 triệu trở lên.

Máy chạy bộ gia đình cao cấp Life Fitness T5 GO Console giá tham khảo 178 triệu tại pthome

Những máy chạy bộ cao cấp này được dành riêng cho những người chạy bộ và vận động viên chuyên nghiệp yêu cầu nhiều tính năng cao cấp như màn hình cảm ứng lớn, độ phân giải cao, quyền truy cập vào một loạt ứng dụng thể dục, kết nối trực tuyến và tính năng nghiêng đặc biệt có thể đáng đầu tư nếu bạn chạy bộ trong vài giờ mỗi ngày. Các loại máy này có thể được gọi là Smart Treamill do sở hữu nhiều tính năng thông minh.

Cho dù ngân sách của bạn là bao nhiêu, thì đừng bỏ qua những mẫu máy chạy bộ đã ngừng sản xuất vì chúng thường vẫn còn rất mới, nhiều tính năng cao cấp nhưng giá lại dễ chịu hơn rất nhiều so với các mẫu máy cao cấp khác.

2. Công suất động cơ và thời gian hoạt động liên tục

Công suất của động cơ máy chạy bộ thường sẽ được xác định bằng đơn vị mã lực (HP hoặc CHP), đây là chỉ số bạn cần quan tâm khi dự định mua máy chạy bộ.

CHP là khả năng máy chạy bộ hoạt đông liên tục trong 1 thời gian nhất định, còn HP đơn thuần là khả năng tối đa của máy.

Bạn có thể tham khảo theo nhu cầu như sau

  • 2.0 CHP: Nên chọn nếu bạn chỉ dùng để đi bộ
  • 2.5 CHP: Nên chọn nếu bạn dùng để chạy cự ly ngắn
  • 3.0 CHP: Nên chọn nếu bạn chạy cự ly trung bình
  • 4.0+ CHP: Nên chọn nếu bạn chạy cự ly dài liên tục và tốc độ cao.

Máy từ 2 HP trở xuống nên chỉ dùng cho 1-2 người với thời gian dùng 2-3 tiếng mỗi ngày.

Các máy lớn hơn 2 HP có thể dùng được cho 3-4 người với thời gian sử dụng khoảng 8 tiếng mỗi ngày.

Yêu cầu thời gian hoạt động liên tục càng cao và công suất cao thì máy càng đắt tiền nên hãy xem xét kỹ nhu cầu hằng ngày của bạn để đưa ra quyết định tốt nhất.

3. Trọng lượng của máy chạy bộ và khả năng hỗ trợ cân nặng tối đa

Máy chạy bộ càng nặng thì khả năng ổn định càng cao. Nếu bạn hay chạy bộ tốc độ cao trên máy thì cần chú ý điều này.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia để giúp an toàn khi sử dụng máy chạy bộ, cân nặng của máy phải lớn hơn bạn ít nhất 20kg giúp máy có khả năng bền bỉ hơn khi sử dụng. Ví dụ nếu bạn nặng 80kg thì không thể sử dụng các loại máy nhẹ hơn 80kg để tránh việc mất ổn định khi bạn chạy.

Nói chung thì máy chạy bộ cao cấp sẽ nặng hơn và khả năng chịu trọng lượng cao tốt hơn, vì thế nếu bạn muốn mua máy có khả năng chịu đựng lâu dài thì nên chọn máy có trọng lượng từ 130kg đến 180kg hoặc cao hơn nếu có thể.

4. Kích thước máy chạy bộ

Một trong những điều quan trọng cần nhớ trước khi mua máy chạy bộ đó là phải nắm được kích thước của máy, vì nếu bạn mua máy quá to so với khu vực để nó trong nhà bạn thì có thể nó sẽ không vừa.

Kich thước máy chạy bộ và khoảng trống nên có xung quanh (Ảnh: ConsumerReports – Illustration: Chris Philpot)
Kich thước máy chạy bộ và khoảng trống nên có xung quanh (Ảnh: ConsumerReports – Illustration: Chris Philpot)

Bên cạnh việc xem xét nó có phù hợp với phòng của bạn hay không thì kích thước máy còn quyết định đến mục tiêu bạn sử dụng. Nếu bạn dnfg để đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng thì diện tích mặt sàn khoảng 50 inch là đủ, nhưng nếu bạn chạy bộ nhiều thì diện tích mặt sàn cần tới ít nhất là 60 inch để phù hợp cho việc chạy.

Những người có chiều cao lớn với sải chân dài có thể mua những loại máy cao cấp có khả năng điều chỉnh để phù hợp với chiều cao của mình.

Với độ rộng mặt thảm chạy thì nếu bạn chỉ đi bộ thì mặt thảm rộng 400-500mm là đủ nhưng nếu bạn chạy thì cần ít nhất là 560mm trở lên.

5. Chất liệu của máy

Máy chạy bộ được tạo từ các vật liệu chắn chắn sẽ giúp bạn có cảm giác an toàn khi sử dụng và nhất là tuổi thọ của máy sẽ dài hơn.

Lựa chọn tốt nhất là mua những loại máy chạy bộ được làm từ thép cao cấp, khung máy lớn và được sơn tĩnh điện, thảm chạy được làm từ vải chất lượng cao.

6. Thảm chạy và con lăn của máy

Khi thảm chạy bị mòn, nó sẽ gây áp lực lên động cơ và trở nên thô ráp ở mặt dưới và bắt đầu dính vào tấm ván đỡ chúng. Thảm càng dày thì chất lượng càng tốt và thời gian sử dụng thảm càng lâu. Kiểm tra xem thảm chạy trên máy chạy bộ của bạn có được làm bằng cấu trúc tối thiểu 2 lớp không.

Thảm chạy và con lăn máy chạy bộ

Con lăn càng lớn càng tốt!! Chúng mang lại sự truyền động êm ái từ động cơ tới thảm chạy. Con lăn càng lớn thì độ căng càng ít và giảm độ mài mòn trên thảm, con lăn và vòng bi.

Hầu hết các máy chạy bộ đều được cung cấp con lăn 2”, vì vậy hãy tìm những sản phẩm đi kèm con lăn 2,5” vì điều này sẽ cải thiện đáng kể tuổi thọ của máy chạy bộ.

Điều quan trọng là phải bôi trơn và làm sạch khu vực giữa tấm thảm và ván chạy bên dưới thường xuyên để đảm bảo ít ma sát nhất có thể. Đảm bảo bạn bảo vệ khoản đầu tư của mình bằng cách đọc hướng dẫn sử dụng và tự làm quen về cách bảo trì máy chạy bộ của mình.

7. Các tính năng kết nối

Nếu bạn có nhu cầu kết nối máy chạy bộ với các thiết bị ngoại vi khác như loa, điện thoại, tai nghe…thì việc chọn máy cung cấp khả năng này là một điểm cần lưu ý

Kết nối Wi-Fi, USB, cổng phụ và cổng điện thoại thông minh là những tính năng kết nối phổ biến được tìm thấy trong hầu hết các máy chạy bộ trừ loại rẻ nhất. Những người chạy bộ muốn tận dụng tối đa các ứng dụng sức khỏe và thể dục yêu thích của họ hoặc tận hưởng nội dung giải trí trực tuyến trong suốt quá trình tập luyện nên tìm kiếm máy chạy bộ có nhiều tùy chọn kết nối.

8. Khả năng điều chỉnh tốc độ và độ nghiêng

Máy chạy bộ có xu hướng có tốc độ tối đa 8-20 km/h, vì vậy nếu bạn cần một mẫu máy chạy bộ có khả năng duy trì tốc độ tối đa cao, hãy xem xét các mẫu máy đắt tiền hơn.

Khả năng điều chỉnh tốc độ và độ nghiêng

Bên cạnh đó thì một số máy chạy bộ có tính năng điều chỉnh độ nghiêng từ 5% đến 40% hoặc khả năng sửa đổi thảm chạy dành cho những người chạy bộ thích lớp thảm vững chắc hơn hoặc tiếp đất nhẹ nhàng hơn khi giày thể thao của họ chạm vào thảm chạy.

Nếu bạn dự định mua máy chạy bộ để tập luyện theo nhiều phong cách khác nhau thì nên chú ý đến tính năng này.

9. Bảng điều khiển và màn hình hiển thị

Bnaj hãy kiểm tra xem bảng điều khiển có thể hiển thị bằng LCD (Màn hình tinh thể lỏng) hay LED (Light Eming Diode).

Bảng điều khiển và màn hình hiển thị

Nó sẽ có nhiều màu sắc, hình dạng và kích cỡ khác nhau; hãy xem nó có thể hiện thị các thông tin gồm tốc độ, khoảng cách, thời gian, vòng đua, độ nghiêng, lượng calo được đốt cháy, nhịp tim và các thông tin bạn quan tâm khác hay không.

Tất cả đều phụ thuộc vào sở thích cá nhân, tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng có nhiều chương trình và thiết bị điện tử hơn không có nghĩa là sản phẩm đó tốt hơn.

10. Các ứng dụng hỗ trợ và gói đăng ký

Các máy chạy bộ đắt tiền thường sẽ có tích hợp thêm một màn hình hiển thị cảm ứng cỡ lớn trên máy giúp người dùng có thể thao tác và giải trí ngay trên màn hình như xem phim, nghe nhạc hoặc truy cập các ứng dụng chạy ảo hoặc theo dõi sức khỏe và nhiều tiện ích theo dõi sức khỏe cao cập khác.

Một số máy chạy bộ sẽ có phần mềm cho phép người dùng cá nhân hóa quá trình tập luyện và tạo chương trình của riêng họ hoặc ghi lại quá trình tập luyện để lặp lại trong tương lai. Các loại máy này sẽ giúp bạn có nhiều sự hứng thú trong tập luyện hơn đáng kể trong thời gian dài.

Một số tùy chọn phổ biến mà được sử dụng nhiều có thể kể đến như

  • Zwift One: Dành cho những người tích thi đua hoặc muốn đồng bộ với Strava, ứng dụng này biến cuộc chạy hàng ngày của bạn thành một cuộc đua ảo với những người chạy khác. Tất cả những gì bạn cần để thi đấu là một cảm biến gắn ở bàn chân, máy chạy bộ hoặc đồng hồ thông minh và bạn đã sẵn sàng chinh phục thế giới. Phần mềm này có thể tích hợp với Strava nên nếu bạn đang tham gia các sự kiện chạy ảo trên iRace thì dòng máy hỗ trợ phần mềm này rất đáng quan tâm đó.
  • Peloton: Mặc dù Peloton có nhiều lớp học chạy bộ nhưng ứng dụng này còn bao gồm nhiều chương trình từ yoga và đạp xe đến đấm bốc và giãn cơ.
  • iFIT: Với hàng trăm lớp đào tạo có sẵn, khả năng tự động điều chỉnh máy chạy bộ tương thích để phù hợp với yêu cầu của các khóa học đã chọn cũng như giao diện hấp dẫn và thân thiện với người dùng, thật dễ hiểu tại sao iFIT lại là một ứng dụng trên máy chạy bộ phổ biến như vậy. Cho dù bạn muốn chạy qua bộ sưu tập khổng lồ các địa điểm có phong cảnh đẹp được ghi lại từ khắp nơi trên thế giới hay theo dõi những con đường độc đáo của mình thông qua Google Maps, iFIT là một ứng dụng thể dục hấp dẫn dành cho những người chạy bộ muốn trải nghiệm điều gì đó mới mẻ mỗi ngày.

11. Cảm biến nhịp tim

Nếu bạn dự định mua máy chạy bộ để giảm cân hoặc cần phải theo dõi nhịp tim khi chạy thì bạn sẽ cần phải xem loại máy bạn mua có hỗ trợ hay không. Một số máy sẽ trang bị cảm biến nhịp tim ở 2 bên tay cầm, một số thì sẽ có dây đeo gắn lên ngực.

Cảm biến gắn ngực sẽ có kết quả chính xác hơn là cảm biến ở tay cầm bạn nhé.

Xem thêm: Nhịp tim trong thể thao và những điều bạn cần biết

12. Hỗ trợ giảm sốc

Hầu hết các máy chạy bộ ngày nay đều có một số loại công nghệ được thiết kế để giảm sốc khi bạn chạy. Nhưng có một điều bạn cần biết đó là mỗi hãng lại làm một kiểu khác nhau.

Hệ thống giảm sốc trên máy chạy bộ

Để giảm sốc thực sự hiệu quả, tác động của việc chạy cần phải được phân tán thay vì “phản ngược” năng lượng trở lại cho bạn và cảm thấy sảng khoái. Chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng một số máy chạy bộ trước khi mua bất cứ thứ gì vì bạn sẽ có thể nhận ra sự khác biệt.

13. Tính năng an toàn

Không ít trường hợp nhiều người trượt ngã trên máy chạy bộ khi đang hoạt động và đặc biệt là trên máy chạy bộ điện khi thảm chạy đang hoạt động tốc độ cao nếu bạn bị trượt ngã sẽ bị đẩy mạnh về phía sau rất nguy hiểm.

Máy chạy bộ có trang bị các tính năng an toàn như dừng khẩn cấp khi té ngã, hay có dấu hiệu sức khỏe bất thường sẽ rất đáng quan tâm. Nếu gia đình bạn có người lớn tuổi hoặc trẻ em sử dụng thì nên lưu ý vấn đề này.

14. Trọng lượng và lắp ráp

Máy chạy bộ có thể nặng từ 20 ký đến 150kg, tùy thuộc vào kiểu máy.

Ví dụ máy chạy bộ cơ có xu hướng được làm bằng vật liệu nhẹ và thiếu các bộ phận nặng, chẳng hạn như động cơ và thảm chạy dày hơn nên chúng thường nặng từ 20-50kg.

Máy chạy bộ có thể gập lại có xu hướng nặng từ 90-100kg đó là lý do tại sao tính năng hỗ trợ gấp gọn như gập thủy lực và bánh xe là những lựa chọn hữu ích cần cân nhắc khi mua máy chạy bộ mà bạn dự định di chuyển nhiều.

Do khung được gia cố và kích thước lớn, máy chạy bộ cao cấp, cấp thương mại bắt đầu ở mức 120kg và có thể nặng hơn 250kg.

Nhiều nhà sản xuất cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí và việc chọn dịch vụ lắp ráp có thể khiến một số người mua phải trả thêm phí, đặc biệt nếu bạn chưa có kinh nghiệm lắp ráp các thiết bị tập thể dục.

Nếu bạn dự định tiết kiệm tiền bằng cách tự lắp đặt máy chạy bộ, hãy lưu ý rằng một số thương hiệu cung cấp dịch vụ khách hàng liên quan đến lắp ráp miễn phí qua điện thoại hoặc hỗ trợ trực tuyến nếu bạn cần hỗ trợ.

15. Nên đặt máy chạy bộ ở đâu?

Có một số điều quan trọng cần cân nhắc khi bạn lắp đặt máy chạy bộ tại nhà để đảm bảo rằng bạn có trải nghiệm tập luyện tốt nhất có thể.

Các phòng rộng không gian mở như nhà để xe hoặc tầng hầm của bạn sẽ cung cấp không gian cho một thiết bị tập thể dục cực lớn cũng như sự riêng tư mà bạn có thể mong muốn khi tập luyện.

Vị trí đặt máy chạy bộ

Mặt khác, việc đặt máy chạy bộ trong phòng ngủ hoặc phòng khách sẽ mang lại cho bạn một không gian thoải mái, điều hòa nhiệt độ và đủ ánh sáng để chạy hoặc đi bộ trong khi xem tivi.

Bất cứ nơi nào bạn dự định lắp đặt máy chạy bộ mới, bạn nên có nhiều không gian phía trên cao để đáp ứng độ nảy tự nhiên trong bước đi của mình và lý tưởng nhất là một khu vực xung quanh máy chạy bộ để giãn cơ và tập thể dục.

Hãy cân nhắc việc điều chỉnh máy chạy bộ sao cho bạn đang xem TV hoặc nhìn ra ngoài cửa sổ, để bạn có thứ gì đó để tập trung khi tập luyện. Nếu bạn chọn một khu vực nhiều đồ đặc xung quanh trong nhà để lắp đặt máy chạy bộ, tốt hơn hết bạn nên mua một mẫu máy chạy bộ hỗ trợ gấp gọn và quyết định nơi cất giữ giữa các lần chạy, để giải phóng không gian sau khi bạn tập luyện xong.

16. Động cơ DC hay AC

Máy chạy bộ có động cơ DC & AC là 2 loại động cơ phổ biến. Máy chạy bộ dùng động cơ DC (Dòng điện một chiều) cung cấp năng lượng cho hầu hết các máy chạy bộ tại nhà. Máy chạy bộ DC chạy ít tiếng ồn hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Động cơ AC được coi là mạnh hơn động cơ DC.

17. Khả năng bảo trì

So với các thiết bị khác ở phòng tập gym thì máy chạy bộ là thiết bị được sử dụng nhiều và liên tục nhất và đây cũng là thiết bị cần phải chăm sóc bảo dưỡng định kỳ thường xuyên.

Một số máy chạy bộ cần phải bảo dưỡng bôi trơn một số khu vực 1-3 năm/lần để có thể hoạt động ổn định. Các dòng máy cao cấp thì có thê có thêm chế độ tự bảo trì nên bạn sẽ không cần phải lo lắng vấn đề này trong quá trình sử dụng. Nếu bạn là người thường bận rộn và hay quên bảo trì vật dụng thì nên xem xét loại máy có tính năng tự bảo trì nhé.

18. Chế độ bảo hành

Bảo hành của nhà sản xuất máy chạy bộ bắt đầu từ ngày bạn mua thiết bị và phạm vi bảo hành của nó có thể được chia thành nhiều kiểu, bao gồm bảo hành động cơ riêng và các thành phần khác riêng. Nhiều nhà sản xuất máy chạy bộ bao gồm bảo hành trọn đời cho khung và động cơ, nhưng điều này khác nhau tùy theo thương hiệu.

Thông thường thời gian bảo hành máy chạy bộ trung bình sẽ dao động trong khoảng 1-2 năm, tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ: các mẫu rẻ tiền có thể không có bảo hành và nếu nhà của bạn đặc biệt xa khu vực dịch vụ của nhà sản xuất, bạn có thể được cấp một khoản phí vận chuyển để sửa chữa nó.

Chế độ bảo hành cho các bộ phận của máy chạy bộ có thể rất khác nhau, nhưng dự kiến sẽ có thời gian bảo hành trung bình từ 1 đến 7 năm. Máy chạy bộ đắt tiền hơn có xu hướng bao gồm chế độ bảo hành toàn diện hơn và lâu dài hơn cho các bộ phận thay thế và những mẫu máy tốt nhất sẽ được bảo hành trọn đời.

19. Khả năng hoàn trả hàng nếu không hài lòng

Đôi khi lựa chọn đầu tiên của bạn không như bạn mong đợi. Mặc dù mỗi hãng đều có chính sách hoàn trả riêng, nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng một số hãng có thể tính phí hoàn trả hoặc phí nhập kho, vì vậy bạn nên xem kỹ chính sách hoàn trả của họ trước khi mua.

20. Các loại máy chạy bộ hiện nay là gì?

Máy chạy bộ cơ

Máy chạy bộ cơ

Máy chạy bộ cơ thường có cấu tạo tương đối đơn giản và không cần điện để hoạt động mà dựa hoàn toàn vào lực đạp của người sử dụng.

Máy chạy bộ điện

Máy chạy bộ điện tất nhiên là cần có điện để hoạt động và thông qua một động cơ để thảm chạy hoạt động và không cần dùng sức người.

Máy chạy bộ điện có thêm 2 phân loại nhỏ hơn đó là

  • Máy chạy bộ điện đơn năng: Như tên gọi thì nó chỉ có chức năng đi/chạy bộ không có các hình thức tập luyện khác đi kèm
  • Máy chạy bộ điện đa năng: Loại này ngoài việc dùng để đi/chạy bộ ra thì nó có kiêm thêm các chức năng khác như mát xa, gập bụng, xoay eo…..

Máy chạy bộ có thể gấp gọn

Máy chạy bộ gấp gọn Xiaomi
Máy chạy bộ gấp gọn Xiaomi

Mua một máy chạy bộ gấp gọn sẽ rất phù hợp cho các gia đình có không gian chật hẹp, sau khi tập luyện xong có thể gấp gọn nó vào góc tường hoặc cất dưới gầm giường. Một máy chạy bộ gấp gọn chất lượng sẽ có thiết kế chắc chắn hơn để chạy nhẹ nhàng, các tính năng bổ sung như hỗ trợ thủy lực để mở ra và gập vào nhanh chóng và dễ dàng.

Máy chạy bộ trên không

Máy chạy bộ trên không

Loại này thường khác khá nhiều so với máy chạy bộ thông thường, có thiết kế tối giản với bộ khung và 2 thanh sắt có tay cầm và vị trí đặt chân (không sử dụng điện và không có thảm chạy). Một số loại sẽ có thêm bánh đà để tăng giảm độ nặng khi thực hiện.

21. Các thương hiệu máy chạy bộ phổ biến

Có rất nhiều nhà sản xuất máy chạy bộ trên thị trường quốc tế, nhưng một số thương hiệu tốt nhất và phổ biến nhất bao gồm: Horizon Fitness, NordicTrack, Spirit Fitness, True, Peloton, Precor, ProForm, LifeSpan và Sole.

Tại Việt Nam bạn có thể bắt gặp nhiều thương hiệu sản xuất máy chạy bộ lớn như Kingsport, Lifesport, Zasami, Kasumi, Toshiko, Xiaomi, Ritavo, ABCsport, Decathlon, Elipsport, Kaitashi, Makano, Daikiosan…

22. Nên mua máy chạy bộ ở đâu?

iRace thực sự khuyên bạn nên ghé qua cửa hàng bán đồ thể thao tại gần khu vực bạn ở để chạy thử nhiều máy chạy bộ, sau khi tìm được mẫu ưng ý, bạn nên tìm mua máy đó trên các cửa hàng trực tuyến để được giá tốt hơn.

Việc dùng thử nhiều máy chạy bộ tại cửa hàng sẽ giúp bạn có cơ hội cảm nhận được cách thức hoạt động của từng máy chạy bộ cũng như mức độ thân thiện với người dùng trong giao diện bảng điều khiển của chúng.

Mặc dù bạn có thể không nhận được hàng giao ngay trong ngày, nhưng lợi ích của việc mua máy chạy bộ trực tuyến vượt xa lựa chọn truyền thống. Bạn không chỉ có nhiều loại máy chạy bộ để lựa chọn và sự tiện lợi khi được giao máy chạy bộ mới, những người mua sắm trực tuyến còn có thể tìm thấy những Voucher giảm giá hấp dẫn.

Tuy nhiên, trước khi bạn đặt hàng trực tuyến máy chạy bộ mơ ước của mình, hãy nghiên cứu chính sách hoàn trả và bảo hành của nhà bán lẻ trực tuyến để bạn không bị bất ngờ về các khoản phí bổ sung nếu bạn đổi ý hoặc máy chạy bộ gặp trục trặc.

iFitness.vn

Có thể bạn thích

Tiếp Sức cuộc Đua