Theo giáo sư Phạm Gia Khải (nguyên Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam) những người bị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim… nếu vận động quá sức thì nguy cơ đột quỵ rất lớn.
Trưa 5/6, người hâm mộ vô cùng đau buồn khi hay tin hoa hậu Thu Thủy đã qua đời vào 4h30 sáng do đột quỵ sau khi chạy bộ. Thông tin này khiến nhiều người lo lắng bởi buổi sáng là thời điểm mát mẻ nhất trong ngày, vì vậy có không ít người đã lựa chọn khoảng thời gian này để vận động, nhằm bảo vệ sức khỏe.
1. Liệu có tiềm tàng nguy cơ bị đột quỵ khi chạy bộ vào sáng sớm
Thực tế, không chỉ riêng buổi sáng, tập thể dục quá sức vào mọi thời điểm trong ngày đều có thể tiềm ẩn rủi ro đột quỵ nếu như bạn là người có bệnh nền, bệnh mãn tính.
Theo phân tích của giáo sư Phạm Gia Khải (nguyên Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam), trong thời gian gần đây, số vụ tai biến xảy ra trong khi vận động đang có xu hướng ngày một gia tăng. Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ. Trong đó những đối tượng bị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, bệnh tim… nếu như vận động quá sức thì có nguy cơ đột quỵ rất lớn.
Theo giáo sư Khải, những trường hợp xảy ra tai biến dẫn đến đột tử trong khi đang tập thể dục phần lớn rơi vào những người bị cao huyết áp, tụt huyết áp hay có bệnh lý về tim mạch. Thực tế, những bệnh nhân này đều không phát hiện được bệnh của mình cho đến khi họ vận động quá sức.
Khi luyện tập, nếu không kiểm soát được nhịp tim thì sẽ khiến nhịp tim thay đổi, tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng, có thể xuất hiện các cơn thiếu máu thoáng qua. Đây đều là những dấu hiệu cơ bản cảnh báo một cơn đột quỵ sắp đến.
Do vậy, điều quan trọng là mỗi người phải tập luyện phù hợp theo sức của mình, nếu bản thân đã mắc các bệnh lý mãn tính thì nên lắng nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi vận động. Tuy nhiên vào mùa đông, việc tập thể dục vào thời điểm sáng sớm (4-6h sáng) lại rất nguy hiểm, bởi đây là lúc nhiệt độ thấp nhất trong ngày.
Đi tìm Khi Nào Là Thời Điểm Tốt Nhất Để Chạy? Sáng, Chiều hay Ban đêm?
Ngoài ra, theo BS. Nguyễn Văn Phương (Khoa Cấp cứu – Bệnh viện TWQĐ 108), đột quỵ thường xảy ra vào buổi sáng vì 2 lý do:
Thứ nhất do hormon và huyết áp của người bệnh bị thay đổi
Vào buổi sáng, khi cơ thể đột ngột chuyển từ trạng thái nằm sang trạng thái vận động sẽ kéo theo nồng độ hormon thay đổi. Đây là nguyên nhân làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và tăng trương lực của động mạch. Hệ quả là các mảng xơ vữa động mạch có nguy cơ bị tổn thương và bị rách, vỡ, bong, từ đó kích hoạt tiểu cầu gây ra huyết khối gây tắc mạch não gây đột quỵ thiếu máu não cấp.
Thứ hai do lượng nitric oxit suy giảm mạnh vào lúc thức dậy
Nitric oxit là một dưỡng chất quan trọng trong cơ thể con người. Chất này giúp ngăn ngừa quá trình chống lão hóa, mở rộng mạch máu làm cho dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Ngoài ra nitric oxit đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng bị đột quỵ hay tiểu đường.
Vào ban đêm, do quá trình tiêu thụ nitric oxit diễn ra mạnh nhất nên vào sáng sớm thì cơ thể thường có xu hướng thiếu nitric oxit. Do đó nếu không bổ sung nitric oxit kịp thời thì sẽ làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ vào buổi sáng.
Nếu bản thân đã mắc các bệnh lý mãn tính thì nên lắng nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi vận động.
Lưu về ngay: 25 quy tắc vàng người chạy bộ đường dài cần ghi nhớ
2. Phòng ngừa nguy cơ đột quỵ vào buổi sáng
BS Nguyễn Văn Phương chia sẻ, hầu hết những ca bệnh nhân đột quỵ não không phải là kết quả của những cơn bùng phát căn bệnh bất thường. Hầu hết những ca bệnh này đều tồn tại những biểu hiện trước đó, chẳng hạn như: tăng huyết áp, rung nhĩ, rối loạn chuyển hóa mỡ, đái tháo đường, bệnh van tim, suy tim, hút thuốc lá…
Do đó, để phòng ngừa nguy cơ bị đột quỵ vào buổi sáng, tốt nhất là bạn nên đi khám bệnh định kỳ và chú ý tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, có một vài cách để bạn giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ vào sáng sớm như sau:
– Hãy tập thói quen uống một ly nước ấm trước khi đi ngủ. Thói quen này không chỉ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, tránh tình trạng mất nước vào sáng hôm sau mà còn làm giảm độ keo nhớt trong máu, giảm bớt áp lực của tim.
– Ngoài việc luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, bạn cũng cần lưu ý là tập với cường độ vừa phải, tránh hoạt động quá sức. Tốt nhất không nên đi tập quá sớm.
Tim hiểu ngay: Công thức tính thời lượng và cường độ tập luyện theo thể trạng
– Tránh các chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá, đồng thời xây dựng một chế độ ăn khoa học cho cả bạn và gia đình. Bổ sung các loại thực phẩm sạch giàu vitamin C và chất chống oxy hóa để giảm nguy cơ bị bệnh.
3/ Những điều cần lưu ý khi chạy bộ để không chấn thương, đột quỵ
Trong lúc tập luyện, bạn nên tránh những sai lầm phổ biến dưới đây để bảo vệ sức khỏe tuyệt đối, đồng thời hạn chế hết mức khả năng bị đột quỵ và gặp các vấn đề nghiêm trọng khác.
1. Sải chân khi chạy quá dài
Khi bạn cố gắng sải chân quá dài thì sẽ làm tăng lực tiếp đất, lãng phí năng lượng, đồng thời phá vỡ tư thế chạy và dẫn đến chấn thương ống chân. Ngoài ra, khi bạn cố gắng sải chân thì sẽ khiến lực tiếp đất bằng chân trước tăng hơn so với trọng tâm của cơ thể, là nguyên nhân của những tai nạn chấn thương phổ biến.
Vậy nên, tốt nhất là trong quá trình vận động bạn chỉ nên tiếp đất ở giữa bàn chân, đặc biệt là khi xuống dốc. Nếu có thể thì hãy cố gắng vung tay ngắn và thấp để giữ cho sải chân của bạn ngắn và sát mặt đất, do đó đảm bảo an toàn về mặt sức khỏe. Cố gắng điều chỉnh các bước chân nhẹ nhàng và hạn chế thời gian tiếp xúc với mặt đất sẽ giúp bạn chạy nhanh và an toàn hơn.
Khi bạn chạy bộ cố gắng điều chỉnh các bước chân nhẹ nhàng và hạn chế thời gian tiếp xúc với mặt đất sẽ giúp bạn chạy nhanh và an toàn hơn.
Xem thêm: 11 sai lầm khi chạy bộ phổ biến hầu như runner nào cũng đã gặp phải
2. Chạy với tốc độ quá nhanh
Bà Jessica Zarndt, trợ lý giáo sư Trường Y David Geffen (Mỹ) chia sẻ, đối với từng cá nhân thì nên có chế độ tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người, tránh vận động quá sức vì có thể gây chấn thương.
Chạy bộ quá nhanh và không phù hợp với tình trạng cơ thể sẽ làm hệ thống tim mạch hoạt động quá mức. Trong quá trình chạy có thể nảy sinh tình trạng thiếu oxy, là nguyên nhân khiến huyết áp giảm đột ngột.
Ngoài ra, khi cường độ chạy bộ quá nhanh cũng có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ bị đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong. Theo Insider, nam giới ở độ tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ rất cao, đặc biệt là với bệnh nhân có tiền sử về bệnh mạch vành.
Kirkland Signature Glucosamine 1500mg & Chondroitin 1200mg
750.000vnđViên Uống Bổ Sung Canxi Nature's Bounty Calcium
220.000vnđViên Uống Hỗ Trợ Xương Khớp Blackmores Glucosamine
848.000vnđViên Uống Hỗ Trợ Thoái Hóa Khớp Pharmekal Triple Strength
690.000₫3. Để tay sai tư thế
Tư thế chạy bộ không đúng cách là khi chạy, hai tay vung sang hai bên khiến cơ thể bị chùng và việc thở không hiệu quả. Ngoài ra, vung tay sai cách trong khi tập luyện còn khiến người tập cảm thấy vướng víu, giảm sức chạy và hiệu quả tập luyện. Còn đối với những người mới tập chạy, họ thường có thói quen đưa tay lên trước ngực khi cảm thấy mệt mỏi mà không biết rằng điều này sẽ làm căng cơ vai, cổ và tăng nguy cơ bị chấn thương.
Lời khuyên cho bạn là hãy tập những động tác đánh tay chuẩn. Đây không chỉ là cách bảo vệ cơ thể mà còn giúp bạn có thể tiết kiệm được 3-13% năng lượng trong khi chạy. Hãy cố gắng giữ tay ngang với eo, đảm bảo chúng luôn có thể chạm nhẹ vào hông bạn. Để cánh tay phải ở một góc 90 độ với khuỷu tay ở hai bên.
Trong quá trình tập bạn cũng nên xoay cánh tay ở vai để chúng đung đưa qua lại. Khi cơ thể cảm thấy bị chùng xuống thì bạn có thể khắc phục bằng cách ưỡn ngực ra ngoài.
4. Người có tiền sử mắc bệnh mãn tính nhưng chạy quá sức
Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị tử vong trong lúc luyện tập vì cố gắng chạy quá sức mà không quan tâm đến tình trạng bệnh của mình. Cụ thể với những đối tượng bị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, bệnh tim… không nên vận động quá sức vì có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Bởi lẽ trong lúc tập luyện, nếu bạn không thể kiểm soát được nhịp tim sẽ khiến tim đập nhanh quá mức, huyết áp tăng và là nguyên nhân gây ra chấn thương và đột quỵ.
Vậy nên, quan trọng là hãy tìm những quy trình tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Đối với những bệnh nhân đã có tiểu sử mắc các bệnh mãn tính thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu vận động.
Bạn có đang bị Hạ đường huyết khi tập thể dục và cách xử trí
5. Đi tắm ngay sau khi chạy bộ
Khi bạn vận động quá mạnh và bị say nắng, tuyệt đối không nên tắm ngay vì lúc này lỗ chân lông sẽ nở ra, nước lạnh thấm vào nhanh hơn khiến cho người bệnh dễ bị chóng mắt, đau đầu, nặng hơn là đột quỵ do thân nhiệt bị thay đổi đột ngột.
Tốt nhất là sau khi chạy bộ xong thì bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi khỏe lại. Bạn nên dành thời gian nghỉ là ít nhất 30 phút để cho cơ thể ráo mồ hôi và thân nhiệt được ổn định.
Tìm hiểu ngay: Tắm Như Thế Nào Để Đạt Hiệu Suất Chạy Bộ Cao Nhất?
Ngoài ra, sau quá trình tập luyện nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu như: chóng mặt, choáng váng, đau vùng ngực, khó thở, huyết áp tăng, đau vùng lưng, vùng gối… thì không nên tiếp tục chạy bộ. Sau đó hãy nghỉ ngơi hoặc tìm đến các cơ quan y tế gần nhất để theo dõi.
Nguồn tổng hợp báo Tuổi trẻ